Phán quyết của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII – 12/07/2016

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 29 - 34)

1.4. Lịch sử phát triển của các chế định về cơng trình nhân tạo trong

1.4.4. Phán quyết của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII – 12/07/2016

12/07/2016

Mới đây, sau hơn 3 năm theo đuổi vụ kiện, ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài (được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển 1982) đã ra công bố phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách “đường chín đoạn” mà Trung Quốc nêu ra trên Biển Đông, với 497 trang, trong đó tập trung vào 4 điểm mà Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Phán quyết đã cung cấp và giải thích rất rõ ràng những khái niệm của UNCLOS 1982 tưởng chừng rất đơn giản và dễ hiểu nhưng lại dễ bị cố tình áp dụng sai các quy định đó hịng mưu đồ bất chính. Phán quyết chính là phép thử về độ tin cậy của luật quốc tế, sự tôn

trọng và thiện chí của các bên trong thi hành. Các tác động khơng dự tính trước được của phán quyết sẽ cịn tác động đến nhiều thế hệ. Chính vì thế mà phán quyết này được xem như vụ kiện thế kỷ, là bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước nhỏ muốn sử dụng cơ quan tài phán quốc tế để phân xử tranh chấp.

Vụ kiện bắt đầu từ ngày 22/1/2013, khi Philippines gửi cho Trung Quốc một bản Thông cáo và Tuyên bố khởi kiện dựa trên các điều khoản tại Phần XV của UNCLOS về giải quyết tranh chấp và các quy định về Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước này. Ngày 19/2/2013, Trung Quốc đã ra tuyên bố bác bỏ và gửi trả lại Thơng báo cho Philippines. Từ đó đến nay, Trung Quốc tiếp tục khẳng định quan điểm của họ không chấp nhận, khơng tham gia tiến trình giải quyết tranh chấp và tuyên bố không thừa nhận giá trị pháp lý của phán quyết của Tòa trọng tài giải quyết vụ kiện này. Tuy nhiên, Tòa trọng tài giải quyết vụ kiện cũng được thành lập vào ngày 21/6/2013 trên cơ sở các quy định của Phụ lục VII của UNCLOS. Thành phần của Tòa Trọng tài này bao gồm 05 Trọng tài viên là, Thẩm phán Thomas A. Mensah, quốc tịch Ghana, Thẩm phán Jean-Pierre Cot, quốc tịch Pháp, Thẩm phán Stanislaw Pawlak, quốc tịch Ba Lan, Giáo sư Alfred H. A. Soons, quốc tịch Hà Lan, và Thẩm phán Rudiger Wolfrum, quốc tịch Đức. Trong đó, Thẩm phán Mensah kiêm vai trò là Chủ tịch. Hội đồng Trọng tài đã chọn PCA (Permanent Court of Arbitration) là cơ quan đăng ký vụ kiện. Như vậy, tịa chính thức xử vụ kiện này nếu nói một cách chặt chẽ sẽ khơng phải là PCA, mà là Tòa trọng tài cụ thể thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xét xử vụ kiện cụ thể của Philippines. Tòa trọng tài này do Philippines và Chánh án Tòa Quốc tế về Luật Biển ITLOS (International Tribunal for the Law of the Sea) lập ra để giải quyết tranh chấp. PCA là cơ chế trung gian hỗ trợ tổ chức các tòa như thế này, đóng vai trị ban thư ký cho tòa trọng tài trong trường hợp cụ thể này. PCA là một tổ chức liên chính phủ, tự nó khơng phải là tịa, khơng có quyền phán quyết trực tiếp. Các thông tin được báo chí đăng tải gần đây thường dùng với cụm từ “phán quyết của tồ PCA” thì đây nên được hiểu là cách nói tắt, khơng đầy đủ và chưa thật chính xác.

kiện của Philippines. Sau phiên tranh luận diễn ra từ ngày 7-13/7/2015 về việc xác lập thẩm quyền của Tòa. Ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài đã ra phán quyết khẳng định, Tịa có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này. Ngày 12/7/2016 Trọng tài đã phán quyết cuối cùng về vụ kiện này với 04 nội dung cơ bản. Phán quyết đã đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chính trị, an ninh, kinh tế của các nước trong khu vực Biển Đơng, đến đồn kết nội bộ ASEAN, cạnh tranh Mỹ - Trung và chính sách đối ngoại của các nước có quyền lợi ở Biển Đông. Phán quyết cũng là phép thử về độ tin cậy của luật quốc tế, sự tơn trọng và thiện chí của các bên trong thi hành. Các tác động khơng dự tính trước được của phán quyết sẽ còn tác động đến nhiều thế hệ.

Xem xét một trong 4 nội dung quan trọng trong phán quyết của tồ đó là về vấn đề quy chế pháp lý của các thực thể trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang có tranh chấp với Trung Quốc. Tồ đã tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi ở mức thuỷ triều cao hay không. Các cấu trúc nổi khi thuỷ triều lên cao sẽ được quyền tạo ra ít nhất vùng lãnh hải 12 hải lý trong khi cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ khơng được hưởng quy chế như vậy. Tồ nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước Luật Biển 1982 phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá cấu trúc đó. Phán quyết của Tịa đã làm rõ được sự tranh cãi trước đây về bản chất của các thực thể này. Như vậy, theo quy định tại điều 121 UNCLOS 1982 thì chỉ có 2 loại thực thể địa lý: Một là “đảo”, cấu thành một cách tự nhiên bởi đất, đá, rạn san hô, cát, sỏi…phải luôn luôn nổi lên trên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất. Hai là các thực thể địa lý không phải là đảo, bất kể là đất, đá, san hô, cát sỏi…, nếu chúng lúc

nổi, lúc chìm, hay chìm hồn tồn dưới mực nước khi thủy triều lên hay xuống. Khoản 3, Điều 121, UNCLOS 1982 cũng đã quy định rất rõ hiệu lực khi xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng: Đảo nào thích hợp cho đời sống của con người và có đời sống kinh tế riêng thì có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cịn đảo nào khơng thích hợp cho người sinh sống và khơng có đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải khơng q 12 hải lý, khơng có vùng đặc quyền kinh

tế và thềm lục địa. Theo đó Gạc Ma (Johnson South Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Chữ Thập (Fiery Cross), Ga Ven (Gaven Reef) là các thực thể nổi; Xu Bi (Subi Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Vành Khăn (Mischief Reef) là các thực thể nửa nổi nửa chìm trong điều kiện tự nhiên. Như vậy đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi chỉ được hưởng vùng an toàn 500m quanh đảo, trong khi các thực thể còn lại có thể được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý bao quanh. Rõ ràng các kết luận trên đã làm rõ những thực thể này chỉ có thể là đá và chúng khơng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa rộng tới 200 hải lý. Việc Trung Quốc cố tình triển khai xây dựng và cải tạo 7 thực thể ở Trường Sa nhằm biến đổi bản chất pháp lý của các cấu trúc trên đã hồn tồn khơng được Tịa án cơng nhận, nên hoạt động này của Trung Quốc về mặt pháp lý sẽ không giúp Trung Quốc mở rộng vùng biển tranh chấp, dù có sự chiếm đóng thực tế đối với các cấu trúc này.

Tịa Trọng tài giải thích Điều 121.3 và kết luận rằng các quyền được hưởng vùng biển của một thực thể phụ thuộc vào (a) năng lực khách quan của thực thể; (b) trong điều kiện tự nhiên, thực thể đó có thể duy trì hoặc (c) một cộng đồng dân cư ổn định hoặc (d) hoạt động kinh tế mà khơng phụ thuộc vào tài ngun bên ngồi và cũng khơng thuần túy mang tính chất khai thác. Việc các nhân viên cơng vụ sống và làm việc trên một số thực thể này, hay việc xây dựng, cải tạo mới không làm thay đổi quy chế pháp lý ban đầu của thực thể. Từ lập luận đó, và áp dụng nguyên tắc tương tự Tịa tun bố khơng có thực thể nào tại Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người ở đó nên khơng điểm nào có vùng đặc quyền kinh tế và hay vùng thềm lục địa riêng, kể cả trường hợp đảo lớn nhất Ba Bình. Tịa Trọng tài cũng kết luận rằng Cơng ước khơng quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất. Nó ngăn chặn mọi toan tính trong tương lai việc thiết lập các đường cơ thẳng cho quần đảo Trường Sa như một thực thể thống nhất như Trung Quốc đã làm với Hoàng Sa năm 1996.

Đây được xem là các quyết định quan trọng không chỉ cho Biển Đơng mà cịn cho biển Hoa Đông, tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku), đảo Tokto, quần đảo Riukyu và các vụ tranh chấp đảo đá khác khi áp dụng điều 121.3 của Cơng ước. Nó

khẳng định vai trị của Tịa trong giảm thiểu các tranh chấp, tìm kiếm các giải pháp cho hịa bình, ổn định quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể bác bỏ khi cho rằng Tòa vượt thẩm quyền, giải quyết ra ngồi các u cầu của Philippines.

Tóm lại, phán quyết này có một ý nghĩa lịch sử to lớn khi mà lần đầu tiên tại một thiết chế Tòa án quốc tế, Tòa đã bác bỏ những cơ sở mà Trung Quốc luôn dựa vào để đưa ra những lập luận nguỵ biện và hành động phi pháp trên Biển Đông từ trước đến nay. Phán quyết không chỉ giải quyết vấn đề cho riêng Philippines là bên nguyên đơn, mà liên quan đến toàn bộ cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tạo ra tiền đề thuận lợi cho các nước nhỏ như Việt Nam về cơ hội sử dụng cơ quan trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp.

Chƣơng 2

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠNG TRÌNH NHÂN TẠO THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Trong luật biển quốc tế, các cơng trình nhân tạo được điều chỉnh bởi một số quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. Về cơ bản, các quy định này liên quan chủ yếu đến quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các cơng trình, thiết bị nhân tạo trong vùng biển của mình; các nghĩa vụ của các quốc gia khác; các vấn đề liên quan đến hoạt động của chúng và vấn đề bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học biển xuất phát từ hoạt động của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)