Cơng trình nhân tạo nhân tạo trên các vùng đặc quyền kinh tế và thềm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 45 - 46)

2.3. Vị trí và điều kiện xây dựng các cơng trình nhân tạo trên biển

2.3.3. Cơng trình nhân tạo nhân tạo trên các vùng đặc quyền kinh tế và thềm

thềm lục địa chồng lấn

Đối với những vùng biển chồng lấn, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia hữu quan chưa được phân định. Do vậy, việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các vùng biển này sẽ không thể tránh khỏi việc tác động đến cấu trúc của đáy biển, làm thay đổi hiện trạng của các thực thể địa lý trong vùng biển chồng lấn như các bãi ngầm, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, các đảo, đá và mơi trường biển. Nhất là trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ, các quốc gia đang chiếm đóng, kiểm sốt các đảo, đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi và các bãi ngầm vẫn phải có nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn mơi trường biển. Do đó, việc xây dựng các cơng trình nhân tạo phải đảm bảo khơng làm ô nhiễm môi trường biển; không làm ảnh hưởng đến các quyền lợi và lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan; không làm ảnh hưởng đến các quyền tự do hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học, lắp đặt và sử dụng các

cơng trình, thiết bị nhân tạo của các quốc gia khác theo quy định của UNCLOS. Dĩ nhiên, khi các vùng biển chồng lấn chưa được phân định thì việc đơn phương xây dựng các cơng trình nhân tạo nhằm mục đích thay đổi hiện trạng của các vùng biển này hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS [15]. Điều này đã được UNCLOS quy định rất rõ tại Điều 74 và 83,

Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế toà án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng. Trong khi chờ đợi ký kết thoả thuận, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết, hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để khơng phương hại hay cản trở việc ký kết các thoả thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)