3.1. Tính trái pháp luật quốc tế của các cơng trình nhân tạo do Trung
3.1.4. Không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Quyết định của Trung Quốc khi xây dựng các cơng trình nhân tạo ở nơi mà trước kia chỉ toàn là các bãi đá là một nỗ lực nhằm làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc đang thách thức một loạt các chuẩn mực của luật pháp quốc tế khi nỗ lực tạo ra các cấu trúc mới để đòi hỏi vùng lãnh hải 12 hải lý và các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) kéo dài 200 hải lý và thềm lục địa (tối thiểu 200 hải lý).
Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 “bãi cạn lúc chìm lúc nổi”
(low – tide elevation) là những vùng đất nhơ cao tự nhiên có biển bao quanh, khi
thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hồn tồn ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chúng khơng có lãnh hải riêng (12 hải lý).
Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Huy, Luật tập quán quốc tế khơng cho phép quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể ngầm. Lại càng không thể được phép khi sự tuyên bố chủ quyền đó lại bằng vũ lực và bằng sự cướp đoạt. Những thực thể địa lý mà Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng ở quần đảo Trường Sa sau khi dùng vũ lực đánh chiếm từ năm 1988, hầu hết là những bãi đá, lúc chìm lúc nổi tùy theo thủy
triều. Trong số 7 thực thể đó, phán quyết mới đây của Tịa Trọng thành lập theo tài phụ lục VII của Công ước Luật Biển đã làm rõ được sự tranh cãi trước đây về bản chất của các thực thể này là đảo, đá, hay các bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Theo đó Gạc Ma (Johnson South Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Chữ Thập (Fiery Cross), Ga Ven (Gaven Reef) là các thực thể nổi; Xu Bi (Subi Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Vành Khăn (Mischief Reef) là các thực thể nửa nổi nửa chìm trong điều kiện tự nhiên. Như vậy đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi chỉ được hưởng vùng an toàn 500m quanh đảo, trong khi các thực thể cịn lại có thể được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý bao quanh. Các bãi cạn này đều nằm cách xa các thực thể địa lý khác, được coi là những đảo, thuộc quần đảo Trường Sa trên 12 hải lý; vì vậy, chúng khơng được sử dụng làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo theo đúng định nghĩa của Điều 121 - Công ước Luật Biển 1982. Đương nhiên, cũng khơng thể có hiệu lực để xác lập lãnh hải 12 hải lý xung quanh chúng, cho dù trên đó người ta có xây các đảo nhân tạo, các cơng trình thiết bị lớn đến đâu đi chăng nữa. Rõ ràng các kết luận trên đã làm rõ những thực thể này chỉ có thể là đá và chúng khơng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa rộng tới 200 hải lý. Việc Trung Quốc cố tình triển khai xây dựng và cải tạo 7 thực thể ở Trường Sa nhằm biến đổi bản chất pháp lý của các cấu trúc trên đã hoàn toàn khơng được Tịa án cơng nhận, nên hoạt động này của Trung Quốc về mặt pháp lý sẽ không giúp Trung Quốc mở rộng vùng biển tranh chấp, dù có sự chiếm đóng thực tế đối với các cấu trúc này.
Kết luận quan trọng của Tịa là khơng một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng, cụ thể các cấu trúc ở Trường Sa đều không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế, hay thềm lục địa.
Việc Trung Quốc cố tình triển khai xây dựng và cải tạo 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa nhằm biến đổi bản chất pháp lý của các cấu trúc trên đã hồn tồn khơng được Tịa án cơng nhận, nên hoạt động này của Trung Quốc về mặt pháp lý sẽ không giúp Trung Quốc mở rộng vùng biển tranh chấp, dù có sự chiếm đóng thực tế đối với các cấu trúc này.