Ga Ven (Gaven Reefs)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 56 - 57)

Bãi Ga Ven (tên quốc tế là Gaven Reefs) nằm tại toạ độ 10°12’B – 114°13Đ, bao gồm hai rạn đá ngầm “nửa chìm nửa nổi” (chìm dưới nước khi thuỷ triều lên) là rạn Ga Ven ở phía Bắc và rạn Lạc ở phía nam, nằm trong lãnh hải của đảo Nam Yết và cách đảo Nam Yết 7 hải lý về phía Đơng và 8,5 hải lý về phía Đơng Đơng Bắc. Đảo Nam Yết đã được Việt Nam chiếm đóng từ trước khi Trung Quốc dùng tàu chiến tới chiếm đóng ở bãi Ga Ven [41].

Trung Quốc chiếm đóng đá Ga Ven vào tháng 2 năm 1988 trong chiến dịch dùng tàu chiến ngăn cản tàu vận tải của Việt Nam tiếp cận và đổ bộ lên khu vực này. Tiếp sau đó, Trung Quốc xây mốc chủ quyền trên đá Lạc vào ngày 6 tháng 7 năm 1992. Trung Quốc đã có một phân đội và lực lượng quân nhu đồn trú tại đây từ năm 2003. Trung Quốc đã xây dựng tại phía Tây của rạn một bãi lớn bằng bê tông với bến tàu cùng với nhiều ụ súng, radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác.

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh ngày 31 tháng 3 và ngày 7 tháng 8 năm 2014 cho thấy rằng trong khoảng thời gian giữa tháng 4 và tháng 8, Trung Quốc đã đào một kênh tại trung tâm của đá Ga Ven để lấy đất bồi thành một hịn đảo hình chữ nhật với kích thước xấp xỉ 300m x 250m. Dọc theo một mũi đất nhỏ dẫn đến kênh này,

khoảng 0.144km2 đất mới đã được tạo ra. Cơng trình xây dựng mới trên đá Ga Ven

được cho là gần giống hệt với cơng trình trên bãi Tư Nghĩa, gồm một tồ nhà chính hình vng với một thực thể được cho là tháp phịng khơng. Những hình ảnh vệ tinh vào 31 tháng 1 năm 2015 cho thấy Trung Quốc ngoài việc xây dựng đường liên kết các cơng trình xây dựng mới với đầu cơng trình cũ tại đá Ga Ven thì cịn xây dựng ít nhất một bãi đỗ trực thăng tại đây [22].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)