Xu Bi (Subi Reef)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 59 - 60)

Kể từ khi bị Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1988, Đá Xu Bi (tên quốc tế là Subi Reef) là tiền đồn nằm xa nhất về phía Bắc của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, ở toạ độ 10°54 Bắc - 114°06’ Đơng. Bãi đá này có hình dạng như một viên kim cương với trụ dài nằm theo hướng Đông – Đông Bắc, chiều dài khoảng 3,7 hải lý và trục ngắn hơn có độ dài khoảng 2,7 hải lý. Diện tích ban đầu của bãi đá

này là 1.500ha (15km2), bao gồm cả lòng hồ bên trong. Xu Bi nằm trong cụm đảo

Thị Tứ và cách đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng 14 hải lý. Tuy nhiên, cụm đảo Thị Tứ là một trong những cụm đảo đã được Pháp là quốc gia đầu tiên tuyên bố chiếm hữu từ năm 1933.

Trước khi thực hiện hoạt động đảo hoá, Trung Quốc đã cho xây dựng một bãi đáp trực thăng, một đồn gác nhỏ làm bằng bê-tông để quân đội luân phiên đóng quân, một ụ nổi nhỏ đặt trên cửa biển ra vào để hướng dẫn tàu hải quân tiến vào vũng biển bên trong [4]. Đến tháng 5 năm 2012, Trung Quốc cũng cho xây dựng thêm một radar hình vịm đặt trên đỉnh của tồ nhà bốn tầng xây kiên cố tại đây.

luân phiên nhau mở rộng kích thước của rạn san hơ này. Truyền thơng Trung Quốc

khẳng định, kích thước của Đá Xu Bi đã nhanh chóng tăng thêm 1.8km2 đất, gấp 2

lần đảo Ba Bình là đảo tự nhiên lớn nhất của Trường Sa, hiện đang do Đài Loan chiếm đóng. Đối chiếu với ảnh chụp vệ tinh hồi 10 tháng 3, Đá Xu Bi đã tăng kích cỡ lên gấp 3 lần ban đầu [31].

Giữa tháng 5 năm 2015, xung quanh bãi được kè bằng những tấm bê tông chắn sóng; cửa luồng vào lịng hồ nằm ở phía đơng, trong có 4 tàu nạo vét lớn dùng hệ thống hút chuyên dụng, đẩy cát đá dưới lòng hồ lên bãi bằng các đường ống đường kính gần 2m; bên cạnh 3 hệ thống cầu cố định – di động trên đảo là các cầu cỡ nhỏ, cùng hàng chục máy xúc phục vụ hàng đồn xe tải chạy như con thoi. Phía bắc của bãi Xu Bi tập trung gần 10 tàu vận tải cỡ lớn, tàu kéo và cả tàu hàng khổng lồ mang 4 cần trục cỡ lỡ… [41] Tốc độ lấn biển từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2015 là 8ha/ngày biến bãi ngầm này thành một căn cứ nổi có diện tích đến nay là

3,87km2 để để thiết lập một đường băng hơn 3km. Dọc chiều dài 3km, có tới gần

30 cần cẩu cỡ lớn đặt trên đảo, ở trung tâm, nơi đặt trạm radar và toà nhà ở cũ, đang được xây dựng nhà cao tầng và một số đơn nguyên 1 – 2 tầng đã sắp hoàn thiện dọc chiều dài bãi đá [20].

Ngày 5/4 Bộ Giao thông Trung Quốc tổ chức lễ khánh thành ngọn hải đăng xây dựng trái phép trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo

Xinhua, buổi lễ đánh dấu việc ngọn hải đăng bắt đầu đi vào hoạt động. Ngọn hải đăng

phi pháp trên đá Subi được Trung Quốc động thổ vào tháng 10/2015. Hải đăng hình trụ trịn, làm bằng bê tơng cốt thép, bên ngồi sơn màu trắng với viền màu xanh da trời ở giữa, phần chân gồm hai tầng hình bát giác. Ngọn hải đăng cao 55 m, có phạm vi chiếu sáng 22 hải lý. Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng Trạm nhận biết tàu thuyền tự động (AIS) và trạm radar cao tần (VHF) trên đá Subi, với cái cớ bao biện là "phục vụ thông tin hàng hải, cung cấp số liệu định vị" cho tàu thuyền qua lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)