Khơng có tác động đến việc phân định biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 73 - 74)

3.1. Tính trái pháp luật quốc tế của các cơng trình nhân tạo do Trung

3.1.5. Khơng có tác động đến việc phân định biển

Việc Trung Quốc đảo hoá các thực thể ngầm nhằm ý đồ biến các “cơng trình nhân tạo” thành “đảo tự nhiên”, để tạo cho mình vỏ bọc pháp lý theo Điều 121 UNCLOS 1982 nhằm đòi hỏi một vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và thậm chí cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng tới 200 hải lý cho các thực thể này, đồng thời tạo ra vùng chồng lấn, cố tính lý giải và áp dụng sai lệch các quy định của UNCLOS 1982. Tuy nhiên, như đã phân tích tại Chương II mục 2.1 thì các cơng trình nhân tạo của Trung Quốc khơng hề có tác động gì đến việc hoạch định và phân định biển.

Sau những nỗ lực xây dựng các cơng trình nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, ngày 10/07/2016 Trung Quốc tuyên bố nước này đã xây xong 5 ngọn hải đăng tại 5 thực thể chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong đó, 4 hải đăng tại đá Châu Viên, Gạc Ma, Subi, Chữ Thập đang được sử dụng, còn hải đăng tại đá Vành Khăn sắp đi vào hoạt động cùng với những lập luận nguỵ biện rằng việc xây dựng các ngọn hải đăng nói trên nhằm mục đích bảo đảm “an toàn hàng hải”. Trung Quốc đã viện dẫn Điều 7 và Điều 47 của UNCLOS rằng một quốc gia ven biển có thể vẽ đường cơ sở thẳng từ hải đăng mà họ xây dựng trên một vùng ngập nước khi thủy triều rút. Tuy nhiên, Trung Quốc khơng có quyền được áp dụng quy định này tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan điểm trên chưa phản ánh đúng và đầy đủ tồn bộ Cơng ước năm 1982.

Theo đó, nguyên tắc chung cho việc vẽ đường cơ sở của một quốc gia ven biển được quy định tại Điều 5 của UNCLOS. Nó được lựa chọn tại những điểm ngồi cùng nhất nhơ ra biển khi thủy triều ở mức thấp nhất (trung bình nhiều năm). Điều 7 được bổ sung khi bờ biển của một quốc gia thụt vào trong hoặc có các đá và rạn san hơ nằm gần bờ. Có thể thấy rằng Trung Quốc đã cố tình giải thích và hiểu sai Cơng ước Luật Biển 1982 với mục đích rằng, nếu quốc gia ven biển xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi cạn lúc chìm lúc nổi và trên đảo nhân tạo này có các cơng trình xây dựng thì chúng sẽ có vai trị trong việc xác định đường cơ sở. Có nghĩa là, các đảo nhân tạo này có thể được xác định là điểm xuất phát hoặc điểm kéo đến để quốc gia ven biển xác định đường cơ sở thẳng. Tuy nhiên, theo quy định

tại UNCLOS, “Khi tồn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo

một khoảng cách khơng vượt q chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải” [10, Điều 13]. Do vậy, nếu các đảo nhân tạo được xây dựng trên các

bãi cạn lúc chìm lúc nổi nhưng cách lục địa hoặc một đảo tự nhiên một khoảng cách vượt quá 12 hải lý thì đảo nhân tạo đó khơng có vai trị gì trong hoạch định lãnh hải.

Tóm lại, các cơng trình nhân tạo được xây dựng gắn với bờ biển hoặc trên các bãi cạn lúc chìm lúc nổi mà khoảng cách của chúng với lục địa hoặc một đảo tự nhiên không quá 12 hải lý thì chúng có vai trò trong việc xác định đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng của lãnh hải của quốc gia ven biển. Ngược lại, nếu cơng trình nhân tạo được xây dựng ở lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì quốc gia ven biển chỉ được thiết lập vùng an tồn khơng quá 500m. Và dĩ nhiên các cơng trình nhân tạo, sẽ khơng có bất kỳ vai trị gì trong quá trình phân định biển vì chúng khơng có lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 60 khoản 8 của UNCLOS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)