Khởi kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 74 - 80)

3.2. Khuyến nghị về các giải pháp cho Việt Nam nhằm ngăn chặn

3.2.1. Khởi kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế

Để làm được điều này, trước hết chúng ta cần phải tiến hành khảo sát địa lý và lưu giữ các bằng chứng về tình trạng tự nhiên của các thực thể tại hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để chứng minh tình trạng ban đầu mang tính tự nhiên của các quần đảo trước khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng, cải tạo đảo. Cùng với đó chúng ta phải kết hợp chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ pháp lý. Bởi lẽ, trong những tranh chấp pháp lý có thể phát sinh trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu chúng ta khơng chứng minh được tình trạng tự nhiên của các thực thể vào thời kì trước khi các hoạt động cải tạo của Trung Quốc, điều này có thể gây khó khăn cho những tranh biện pháp lý và những bất lợi cho Việt Nam trước cơ quan tài phán quốc tế.

Hiện nay, các bức ảnh vệ tinh với độ phân giải cao có thể góp phần cung cấp thơng tin về vấn đề này. Những bức ảnh vệ tinh này được cung cấp từ rất nhiều nguồn đáng tin cậy như các bức ảnh vệ tinh ghi lại hiện trạng của các thực thể từ trước và trong q trình Trung Quốc xây đảo của Tạp Chí Quốc Phịng hàng tuần Jane (Jane’s Defence Weekly, http://www.janes-defence-weekly.com/), Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (“AMTI”) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (“CSIS”) của Mỹ (http://amti.csis.org/), Chuyên mục về biển đông trên trang cá nhân của nhà báo Victor Robert Lee, (http://www.victorrobertlee.com/op- eds/), Tờ The Diplomat, Tờ Global Nation…

Việt Nam cũng cần phải xác định yêu sách biển của mình, sau khi đã có thơng tin khảo sát về các đảo, đá ở Hồng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Cùng với việc cải tạo, xây dựng các cơ sở hạ tầng ở Trường Sa, sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển này sẽ tăng lên, đồng nghĩa với các nguy cơ đụng độ trên biển cũng tăng lên. Việt Nam xác định rõ yêu sách biển của mình sẽ giúp biết được mình có những quyền gì trong những vùng biển đó, và cũng là để bảo vệ ngư dân tránh khỏi những cái cớ để bị tấn công, bảo vệ các quyền lợi thiết yếu của Việt Nam trong các vùng biển, các đảo trong tranh chấp, quản lý các tranh chấp, và tiến hành khai thác hịa bình cùng các bên.

Bên cạnh đó Việt Nam cần duy trì việc phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc trên các quần đảo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông thông qua các kênh chính thức như Phát ngơn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, các thư từ trả lời

chính thức của các cơ quan Nhà nước Việt Nam gửi đến các cơ quan Nhà nước Trung Quốc… và các kênh khơng chính thức như trả lời của cấp cao Việt Nam trước báo giới quốc tế và khu vực… Việc phản đối đối với các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc như xây dựng đảo, tổ chức du lịch trên Hoàng Sa và một loạt các hoạt động khác của Trung Quốc, khẳng định rằng Việt Nam không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trong khu vực tranh chấp, hành vi “đảo hóa” nói trên của Trung Quốc khơng có giá trị về mặt pháp lý để Trung Quốc tuyên bố mở rộng các vùng biển, và hiện trạng của các đảo trong khu vực tranh chấp sẽ không được xem là các bằng chứng pháp lý trong việc củng cố chủ quyền của Trung Quốc. Tiếp đó Việt Nam phải kết hợp phản ứng ngoại giao mạnh mẽ, hiệu quả, trên cơ sở đảm bảo thực hiện chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực và quốc tế.

Việc liên tục phản đối của Việt Nam được thực hiện với một ý nghĩa pháp lý quan trọng bên cạnh các khía cạnh liên quan đến chính trị hay ngoại giao khác. Đó là theo quy định của luật quốc tế về việc xác định thời điểm thời điểm bắt đầu xảy ra tranh chấp, sau thời điểm này, những bằng chứng về các hoạt động thực thi và củng cố chủ quyền của các bên tranh chấp sẽ khơng có giá trị làm mạnh thêm yêu sách chủ quyền của một quốc gia nếu như các quốc gia tranh chấp khác phản đối.

Ngồi ra, theo quy định tại Phần XV Cơng ước Luật Biển 1982, tất cả các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước đều thuộc phạm vi cơ chế giải quyết giải quyết tranh chấp bắt buộc do Công ước trù định, trừ một số loại tranh chấp được loại trừ theo tuyên bố của các bên. Cụ thể trong vùng Biển Đơng, các tranh chấp có thể được giải quyết bởi một Toà án quốc tế hoặc một thiết chế Trọng tài bao gồm:

(i) Tranh chấp về sự phù hợp của đường cơ sở với Điều 7 Công ước Luật Biển 1982;

(ii) Tranh chấp liên quan đến vấn đề liệu đường cơ sở thẳng có thể được vạch ra từ một quần đảo nằm giữa đại dương như trường hợp của quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa;

(iii) Tranh chấp về vấn đề liệu một thực thể có thoả mãn tiêu chuẩn của một đảo hay một bãi cạn lúc nổi lúc chìm;

(iv) Tranh chấp về việc liệu một đảo đá là khơng thích hợp cho con người

hoặc một đời sống kinh tế riêng theo Điều 121(3);

(v) Tranh chấp về vấn đề liệu một quốc gia có thể can thiệp bất hợp pháp

đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này theo các Điều 56 và 77;

(vi) Tranh chấp về vấn đề liệu luật và quy định của một quốc gia về vấn đề

thăm dò và khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình có phù hợp với Cơng ước 1982 hay không?

Công ước Luật Biển 1982 yêu cầu các bên tranh chấp có nghĩa vụ đưa vụ việc ra giải quyết theo bất kì một cơ chế nào trong số những cơ chế bắt buộc dẫn đến những kết quả ràng buộc. Bốn cơ chế giải quyết tranh chấp đó là Tồ án Cơng lý quốc tế (ICJ), Tồ án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), các toà án trọng tài Ad hoc và những toà trọng tài đặc biệt. Đối với ba cơ chế sau, thủ tục tương ứng của chúng được quy định tại phụ lục VI, VII và VIII của Công ước Luật Biển 1982. Như vậy, các tranh chấp trong vùng Biển Đông được tạo ra bởi việc đưa ra những đòi hỏi và yêu sách của các bên đối với việc chiếm hữu hợp pháp của Việt Nam có thể được đưa ra giải quyết bởi một thiết chế Toà án hay Trọng tài phù hợp với UNCLOS, trong đó bao gồm các tranh chấp liên quan đến vấn đề đảo nhân tạo, các cơng trình nhân tạo trên biển [11].

Qua vụ kiện của Philippines mới đây, Việt Nam có thể tham khảo các nội dung khởi kiện của Philippines, có thể nghiên cứu các sự kiện và các tranh luận một cách thận trọng, đánh giá tiến trình hành động của Philippines, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Thứ nhất, về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền, vậy nên vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với các đảo ở Trường Sa tất nhiên là chưa được giải quyết, mà sẽ được các bên liên quan giải quyết theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ. Thứ hai, phán quyết này có giá trị thu hẹp vùng biển tranh chấp giữa các bên

trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc khơng chấp nhận thẩm quyền của tịa án quốc tế đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam sẽ phải dựa vào một số thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS để có thể đơn phương đưa Trung Quốc ra tòa. Để thực hiện được việc này một cách hiệu quả, Việt Nam cần phải tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống để chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ thông tin cần thiết. Trước hết, có thể thấy rằng, phán quyết của Tịa đã cung cấp và giải thích cho chúng ta những khái niệm pháp lý rất chính xác và rõ ràng, giúp cho Việt Nam có căn cứ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên Biển Đơng trước những lập luận nguỵ biện và cố tình áp dụng sai các quy định của UNCLOS của Trung Quốc, không chỉ với những nội dung mà phán quyết Trọng tài đã tuyên mà còn cả những nội dung khác nữa. Chẳng hạn: Trung Quốc đã từng giải thích và cố tình áp dụng sai Điều 47 UNCLOS 1982 để công bố hệ thống đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải của cả quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) năm 1996. Trung Quốc cũng đang có phương án lặp lại điều tương tự ở Trường Sa. Tuy nhiên, với phán quyết được đưa ra mới đây, Tòa đã cảnh báo và ngăn chặn tính tốn này của Trung Quốc. Qua đó Việt Nam cũng cần phải hết sức lưu ý, bởi phán quyết này đã cho chúng ta thấy rằng không thể áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 một cách tùy tiện để phục vụ những mục đích ngắn hạn, nhất thời. Phán quyết của Tòa một lần nữa khẳng định rằng, hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã và đang thực hiện đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và mơi trường sống của các lồi đang suy yếu, bị đe dọa và bị huỷ diệt. Quan điểm này Việt Nam đã nói rõ từ trước. Do vậy, dựa vào phán quyết của Tịa trọng tài, chúng ta càng có thêm cơ sở pháp lý để tiếp tục phản đối hành vi xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa trên các đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời, củng cố thêm niềm tin pháp lý và công lý để chúng ta tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề này.

Cùng với đó, Việt Nam phải lưu chiểu trên tinh thần hai nước có tình hình khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc, vì

thế chúng ta phải thận trọng, không sao chép đơn thuần những gì Philippines đã làm và phải tìm ra cách của riêng mình. Đó cũng sẽ là một trong những nền tảng quan trọng cho những cuộc tranh biện pháp lý của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực khác như Liên Hiệp Quốc, ASEAN, Diễn đàn đối thoại Shangri-la…

Qua phán quyết, việc xác định hiệu lực của một số thực thể ở Trường Sa cũng góp phần rất lớn vào việc thu hẹp tranh chấp. Bởi để hiện thực hóa đường lưỡi bị, Trung Quốc sẽ tìm cách áp đặt yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough và bãi ngầm Macclesfield. Âm mưu ấy được thể hiện ngay từ tên gọi Trung Quốc gán cho bãi cạn Scarborough là “đảo Hoàng Nham” hay bãi ngầm Macclesfield hoàn tồn chìm dưới mặt nước Biển Đơng là “quần đảo Trung Sa”. Do đó, phán quyết của Tồ với một số thực thể mà Philippines đề xuất sẽ góp phần bẻ gãy âm mưu, thủ đoạn này và gợi mở cho các bên tiếp tục cơng cuộc đấu tranh loại bỏ “đường lưỡi bị” phi pháp bằng con đường pháp lý. Qua đó, Việt Nam sẽ tập hợp được sức mạnh khu vực và quốc tế để chống lại các âm mưu, hành động của Trung Quốc hịng độc chiếm Biển Đơng thành ao nhà. Vừa qua dư luận thế giới đã được chứng kiến, cùng với việc lâu nay Malaysia và Indonesia thường im lặng trước các hành vi bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng nay họ cũng đã phải lên tiếng để công phá “đường lưỡi bị” vì lợi ích của chính mình…

Mặc dù động thái hiện tại của Trung Quốc đối với phán quyết của Tịa là kiên quyết khơng thừa nhận và chắc chắn sẽ không thực thi phán quyết. Trong một chừng mực nhất định, phán quyết cuối cùng này của Tịa có giá trị quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế và cung cấp cơ sở pháp lý cho các bên liên quan trong tranh chấp. Đồng thời, nó sẽ có tác động chính trị quan trọng tới cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật Biển, đối với bản thân Luật Biển và cả việc thực thi phán quyết của Tòa án, mối quan hệ giữa các bên tranh chấp trong vấn đề Biển Đông.

Việc đấu tranh bằng con đường ngoại giao pháp lý là nỗ lực bền bỉ mà các nước nhỏ như Việt Nam cần theo đuổi trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh

thổ, hay tranh chấp trên các vùng biển. Đứng trước pháp luật, công lý, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có vị thế bình đẳng lẫn nhau. Vì vậy, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp, đặc biệt tận dụng thế mạnh pháp lý và nghiên cứu kĩ lưỡng phán quyết mang tính tiền lệ giữa Philippines và Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của mình tại Biển Đơng. Qua đó cần kết hợp chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết cùng những bằng chứng lịch sử quý giá để có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước cơ quan tài phán quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)