Cơng trình nhân tạo trên biển quốc tế và đáy đại dương (la zone)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 46 - 53)

2.3. Vị trí và điều kiện xây dựng các cơng trình nhân tạo trên biển

2.3.4. Cơng trình nhân tạo trên biển quốc tế và đáy đại dương (la zone)

Trên biển quốc tế và đáy đại dương (la zone), mọi quốc gia đều có quyền tự do xây dựng cơng trình nhân tạo phù hợp với quy định của luật quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng các cơng trình nhân tạo trên biển quốc tế và vùng không được làm ảnh hưởng đến các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt dây cáp hoặc ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học của các quốc gia khác đã được UNCLOS quy định tại Điều 87.

Có thể thấy Cơng ước Luật Biển 1982 quy định khá chi tiết và rõ ràng về quyền và vị trí xây dựng các cơng trình nhân tạo. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại một số những hạn chế mà các điều khoản của UNCLOS vẫn chưa thể chỉ ra dẫn đến một số vấn đề phức tạp. Cụ thể Điều 87, đảm bảo rằng bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể xây dựng các đảo nhân tạo trên vùng biển quốc tế ngoài phạm vi tài phán quốc gia. Và một trong những vấn đề phức tạp đó là sự thiết lập quyền chủ quyền đối với những thực thể này. Chẳng hạn, việc xây dựng các cơng trình nhân tạo trong vùng

biển quốc tế với khả năng tạo ra những vùng biển khác và chủ quyền quốc gia tương ứng sẽ làm tổn hại đến nguyên tắc rằng “không một quốc gia nào có thể chiếm hữu một cách hợp pháp bất cứ một phần biển quốc tế nào để trở thành chủ quyền của mình”. Theo điều này, các cơng trình nhân tạo trong vùng biển mở có thể

là những trở ngại và thậm chí là một sự nguy hiểm quan trọng đối với quyền tự do hàng hải và đánh bắt cá. Sự hiện diện của chúng trên các đại dương sẽ làm tăng lên rắc rối về việc sử dụng trái ngược nhau trên các vùng biển. Thậm chí, chúng có thể cịn trở thành các nguồn gây ô nhiễm môi trường và gây phiền toái. Cụ thể, các quốc gia láng giềng sẽ trở nên nhạy cảm đối với những sự đe doạ đó và đối với nguy cơ vi phạm pháp luật quốc tế của những nước này.

Các thể thấy rằng các đảo nhân tạo, cơng trình nhân tạo nếu được xây dựng hợp pháp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia ven biển trong việc bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; gia tăng hiệu quả khai thác tài nguyên biển (như khai thác dầu, khí, thuỷ hải sản, các mỏ kim loại…), nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển; thuận lợi hơn trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia; bảo đảm an ninh hàng hải, hàng không, thương mại quốc tế và các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, đấu tranh phòng, chống tội phạm; điều chỉnh, cân bằng dịng chảy của thuỷ triều, chống xói mịn… Từ những lợi ích to lớn nói trên của đảo nhân tạo và các cơng trình nhân tạo, các quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành xây dựng mà điển hình như Hà Lan xây dựng đảo nhân tạo Pamupus gần Amsterdam, các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) xây dựng The Palm – hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, hay như Qatar, Barain, Áo, Singapo, Canada, Anh, Mỹ… cũng đã xây dựng những hòn đảo nhân tạo trên biển [15]. Tuy nhiên, một thực tế gần đây khi mà các cơng trình nhân tạo được xây dựng mà khơng được sử dụng cho những mục đích thăm dị hoặc khai thác tài ngun trên thềm lục địa. Nguy hiểm hơn chúng có thể được sử dụng như một căn cứ quân sự của quốc gia trên các vùng biển xa bờ và không cần thiết phải nói về sự tác động của yếu tố này như thế nào đối với toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ

quốc tế về biển nói riêng. Có thể nói các cơng trình nhân tạo có thể có một ảnh hưởng chiến lược quân sự quan trọng đối với quốc gia, chẳng hạn như trường hợp của Trung Quốc. Trước hết, việc xây dựng các cơng trình nhân tạo của Trung Quốc là trái với Công ước Luật Biển 1982. Đây là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng. Luật pháp quốc tế không bao giờ thừa nhận chủ quyền của một quốc gia đối với lãnh thổ có được bằng hành động sử dụng vũ lực để xâm lược, cùng với đó việc xây dựng các cơng trình nhân tạo vốn được quy định rõ ràng thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển. Do vậy, hành vi xây dựng các cơng trình nhân tạo trên quần đảo Trường Sa là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982. Mặt khác, luật pháp quốc tế mà đặc biệt là UNCLOS không công nhận hành vi sử dụng bê tông, đất cát, sắt thép để bồi đắp, tôn tạo, xây dựng bất hợp pháp… để làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ. Do vậy, việc Trung Quốc đã và đang xây dựng trên 7 bãi đá nói trên khơng có ý nghĩa nào trong việc củng cố chủ quyền và cũng không tạo ra danh nghĩa pháp lý nào về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa.

2.4. Thực trạng việc bồi đắp và sử dụng các cơng trình nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đơng

Người La Mã đã có những ghi chép đầu tiên về đảo nhân tạo từ gần 2000 năm trước. Năm 47, Plinius đề cập đến “những gò đất nhân tạo” do cư dân sống tại khu vực ngày nay thuộc Đông Bắc Hà Lan xây dựng để tránh triều cường và sóng bão. Năm 1963, trong q trình thi hành chính sách “toả quốc”, người Nhật đã xây dựng đảo nhân tạo Dejima ngoài khơi Nagasaki để làm nơi giao thương cho người Bồ Đào Nha và sau này là người Hà Lan. Về sau, nhiều đảo nhân tạo được tạo lập để làm nơi xây dựng sân bay. Nhật Bản là nước tiên phong kiến thiết một đảo với diện tích 10km2 để tạo đất cho sân bay quốc tế Kansai. Sân bay quốc tế Kansai (Kansai International Airport) được xây dựng trên một đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka với tổng diện tích 511ha. Hịn đảo nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5km và có hình chữ nhật. Để xây dựng sân bay này, người ta đã đổ vào đó 180 triệu mét khối cát, tạo nên một hòn đảo nhân tạo cao 33m từ đáy trở lên. Hay như sân bay

quốc tế Hồng Kông (Hong Kong International Airport) một trong những sân bay lớn nhất Châu Á và thế giới, là cửa ngõ của Đông Á và Đông Nam Á. Toạ lạc trên đảo Xích Lạp Giác (Chek Lap Kok), sân bay Hồng Kông được xây dựng bằng cách san bằng một quả núi của đảo. Đỉnh núi cao 100m đã được san bằng chỉ còn cách mặt nước biển 7m, sau đó dùng đất đá để mở rộng diện tích hịn đảo lên đến gấp 4 lần diện tích ban đầu. Được biết, 197 triệu mét khối vật liệu đã được sử dụng để xây dựng hòn đảo nhân tạo này. Cụ thể hơn, mỗi giây 10 tấn nguyên liệu đã được chuyển đến đây để mở rộng đất. Năm 2014, quần đảo Cây Cọ (The Palm Island) còn gọi là các đảo Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira đã được hoàn thành trong vùng Vịnh bởi các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Chúng là những hòn đảo nhân tạo lớn nhất trên thế giới và mục đích của các cơng trình này là nhằm phục vụ việc cư trú của dân cư, các trung tâm giải trí, du lịch, thăm quan… Đảo nhân tạo cịn được sử dụng để hỗ trợ các cơng trình lớn hoặc hỗ trợ hoạt động khoan và khai thác dầu khí (đảo Ricon – Mỹ). Một số quốc gia xây dựng đảo nhân tạo vì mục đích củng cố u sách chủ quyền hay tạo lập các căn cứ quân sự.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện một chuỗi các hành động phi pháp được cho là ngày càng leo thang, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của các nước trong khu vực trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mở đầu cho chuỗi hành động phi pháp của mình, ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HaiYang Shi You 981 (giàn khoan Hải Dương 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 119 hải lý (220 km); sau đó giàn khoan tiếp tục được di chuyển ở vị trí cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý. Vẫn với những lập luận nguỵ biện và ngang ngược rằng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng từ năm 1974 là của Trung Quốc. Song song với hoạt động xâm lấn trên thực địa, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, tuyên truyền sai sự thật về vụ việc. Đặc biệt, ngày 8/6/2014, Trung Quốc ra thông báo, cung cấp thông tin sai lệch về việc hạ đặt và hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981. Trung Quốc đưa ra lập luận rằng: giàn khoan Hải Dương 981 nằm ở vị trí cách đảo Tri Tơn (thuộc quần

đảo Hoàng Sa) khoảng 17 hải lý nên nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Hồng Sa. Vì vậy, việc giàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt và hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc. Trong khi đó, giàn khoan Hải Dương 981 cách đảo Tri Tôn hơn 17 hải lý và nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Có thể thấy đảo Tri Tơn bao gồm các đảo, đá, bãi cạn, rạn san hơ rất nhỏ bé, nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt, khơng thích hợp cho đời sống con người và đương nhiên khơng thể có đời sống kinh tế riêng (mặc dù sau khi xâm chiếm bằng vũ lực, Trung Quốc đang cố tìm cách tạo ra diện mạo đó). Hơn nữa, quần đảo này không phải là quốc gia quần đảo. Vì thế, việc vạch ra hệ thống đường cơ sở để từ đó xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của quần đảo này là hoàn toàn khác với quốc gia quần đảo. Vì thế có thể khẳng định rằng quần đảo này khơng có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của Cơng ước Luật Biển 1982. Có chăng thì từng đảo nổi theo đúng quy định của Điều 121 UNCLOS chỉ có thể có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý mà thôi. Việc Trung Quốc đã vạch một đường cơ sở bao trọn quần đảo mà họ gọi là “Tây Sa” để từ đó tạo ra vùng chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sai với quy định của Công ước Luật Biển 1982. Do đó, có thể khẳng định rằng vị trí của dàn khoan này hồn tồn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, khơng có liên quan gì đến quần đảo Hồng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép và đang cố tình giải thích và áp dụng sai Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để biện minh cho yêu sách vô lý, đầy tham vọng của mình. Như vậy có nghĩa là dù Bắc Kinh đang cố biện minh rằng “Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) là một phần lãnh thổ Trung Quốc” thì việc khai thác giàn khoan Hải Dương 981 cũng là vi phạm pháp luật quốc tế, vì nó ở xa hịn đảo tới hơn 17 hải lý [19].

Theo quy định của Công ước Luật biển 1982, tại Điều 57 chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển sẽ không vượt quá 200 hải lý. Đồng thời tại Điều 76 của Công ước Luật biển 1982 cũng quy định, một trong

những cách lựa chọn để xác định chiều rộng của thềm lục địa một quốc gia ven biển tối thiểu là 200 hải lý. Có ba cách xác định khác lớn hơn 200 hải lý, đó là rìa ngồi của thềm lục địa tự nhiên; 350 hải lý kể từ đường cơ sở và cuối cùng 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 m. Cách xác định chiều rộng thềm lục địa thì 200 hải lý là cách xác định nhỏ nhất. Nếu chiểu theo ranh giới 200 hải lý, thì rõ ràng vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 đã nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tại Điều 56 và Điều 76 của Công ước về Luật biển năm 1982 đều quy định về quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Theo đó, quốc gia ven biển sẽ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên. Còn quyền tài phán của quốc gia trong vùng biển này là quyền được cấp phép, cho phép các quốc gia khác lắp đặt xây dựng các đảo, xây dựng các cơng trình nổi trên biển. Giàn khoan Hải Dương 981 là một cơng trình nhân tạo nổi trên biển mà Trung Quốc đưa vào thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự đồng ý của Việt Nam. Như vậy, Trung Quốc đã vi phạm các quy định của UNCLOS khi đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và triển khai hoạt động thăm dị dầu khí tại vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nhưng cũng phải thấy rằng đây cũng là vị trí khá nhạy cảm mà Trung Quốc đã cố tình lựa chọn để thực hiện chiến thuật “một mũi tên trúng hai đích”. Một là tiếp tục khẳng định chủ quyền của họ đối với cái mà họ gọi là “Tây Sa”, thực hiện ý đồ cố tình giải thích và áp dụng sai Cơng ước Luật Biển 1982 trong việc mở rộng phạm vi các vùng biển và thềm lục địa dựa vào vị trí của quần đảo này, cũng như các quần đảo khác trong Biển Đơng, nhằm thực hiện hố yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. Hai là, cố tình tạo ra vùng chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp để áp đặt chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà mục tiêu trước mắt là tranh giành việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật và không sinh vật vốn thuộc các vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia ở xung quanh Biển Đông theo quy định của Cơng ước Luật Biển 1982 [19].

Có thể khẳng định rằng những lập luận để bảo vệ cho cái gọi là “hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc…” là thiếu căn cứ và hoàn tồn phi lý; bởi vì quần đảo Hoàng Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm trái phép và, hơn nữa, vị trí của dàn khoan này hồn tồn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, khơng có liên quan gì đến vùng biển thuộc quần đảo Hồng Sa mà Trung Quốc đang cố tình giải thích và áp dung sai Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để biện minh cho yêu sách vô lý, đầy tham vọng của mình.

Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc lại ráo riết tiến hành hoạt động bồi đắp và cải tạo các bãi cạn trên biển Đơng. Trung Quốc đã mở rộng diện tích các thực thể mà nước này đang chiếm đóng trái phép trên biển Đông lên khoảng 400 lần, tương đương 800 ha trong đó ¾ số này thực hiện từ đầu năm 2015 đến nay. Những hành động đó đã làm thay đổi một cách sâu sắc cục diện địa lý và an ninh ở Biển Đông, đồng thời tác động nguy hại trên nhiều phương diện không chỉ đối với Việt Nam, các quốc gia hữu quan và toàn bộ khu vực Biển Đơng mà cịn cả luật pháp và công lý quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực trước hết đối với chủ quyền, quyền chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)