Huỷ hoại môi trường và hệ sinh thái trên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 65 - 69)

3.1. Tính trái pháp luật quốc tế của các cơng trình nhân tạo do Trung

3.1.2. Huỷ hoại môi trường và hệ sinh thái trên biển

Trái ngược với những tuyên bố chung chung, mơ hồ của Trung Quốc về tác động của việc nước này xây dựng đảo nhân tạo đến môi trường, các nhà khoa học và một số quốc gia có liên quan đã đưa ra được những bằng chứng có độ tin cậy cao chứng minh hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đang đe doạ nghiêm trọng đến hệ san hô sống và đá ngầm san hô, đặc biệt là vùng san hô ở quần đảo Trường Sa. Sự tàn phá này cịn đe doạ nhiều đến mơi trường, sinh thái biển đảo và hệ thống động vật biển ở Biển Đông.

Theo Viện nghiên cứu Hải sản Việt Nam, vùng biển Việt Nam đã tạo nên rất nhiều phức hệ sinh thái khác nhau. Con số tổng hợp gần đây nhất chỉ ra sự phong phú về đa dạng sinh học của biển Việt Nam với 2030 lồi cá, trong đó 130 lồi có giá trị kinh tế, 1600 loài giáp xác, 2500 lồi sị trai… và rất nhiều lồi rong, chim biển. Trong đó, quần đảo Trường Sa là một cụm đảo san hô đặc sắc. Các kết quả điều tra khảo sát vùng biển đảo Trường Sa từ những năm 1980 tới nay đã xác định được 2.927 loài sinh vật đã biết ở Trường Sa. Trong đó đặc biệt có hệ sinh thái san

hơ phân bố trên diện tích rộng khoảng 163.000km2 có thể ngang với khu bảo tồn san

hô lớn nổi tiếng Great Barrier của Australia (rộng khoảng 183.000km2). Theo các

nhà khoa học, các rạn san hơ ở Trường Sa là nơi các lồi cá ở Biển Đông được sinh ra trước khi theo thủy triều phát tán đến các vùng biển ven bờ Philippines, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia. Chính vì vậy mà nhà sinh học biển người Mỹ John McManus, Đại học Miami, đã gọi quần đảo Trường Sa là "ngân hàng tài nguyên sinh vật" của Biển Đông.

Trong một tuyên bố gần đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cho biết các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đã phá hủy khoảng 300 mẫu vuông (tức là khoảng 121héc-ta) san hô và chắc chắn con số này chưa phải là cuối cùng. Hành động phá hủy san hơ này có thể dẫn đến phá hỏng cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học cũng như làm giảm nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông, đe dọa đến nguồn sống duy nhất của hàng triệu ngư dân (trong đó có cả ngư dân Trung Quốc) trong khu vực [7].

Có thể thấy rằng những hành động bồi đắp, xây dựng các cơng trình nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã vi phạm các quy định về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển và hợp tác bảo vệ môi trường biển của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Theo Điều 192 của Cơng ước thì các quốc gia có nghĩa vụ phải bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Điều 123 của Công ước yêu cầu các quốc gia ven biển kín hoặc nửa kín phải cố gắng phối hợp quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật của biển. Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn vi phạm các quy định về kiểm sốt ơ nhiễm biển được quy định tại phần XII của UNCLOS vì hành vi xây dựng đảo nhân tạo có thể đưa các chất gây ô nhiễm vào môi trường như việc hút cát có thể đưa những chất gây ô nhiễm lắng đọng phát tán vào nước biển, việc nhấn chìm các khối bê tơng dùng làm kè và các vật liệu xây dựng khác cùng với hoạt động của các phương tiện thi cơng cũng có thể làm phát sinh chất gây ơ nhiễm… Tuy nhiên, để khẳng định hành vi vi phạm này của Trung Quốc cần phải có số liệu quan trắc khách quan. Ngoài ra, việc Trung Quốc sử dụng các tàu cuốc, hút bùn chuyên dụng lớn nhất Châu Á để cắt các mảng san hơ với các máy cắt hút có tốc độ hút 4.500 mét khối một giờ và dùng chúng để bồi đắp đất thông qua một đường ống dẫn lên trên bờ hoặc thông qua sà lan phễu để xả đất ra biển trong quá trình xây đảo nhân tạo đã làm cho tình trạng suy giảm các rạn san hô trở nên trầm trọng hơn ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và cuộc sống của các loài sinh vật khác [18].

Trung Quốc cũng vi phạm các quy định của Công ước bảo vệ đa dạng sinh học năm 1992 liên quan tới nghĩa vụ khơng được để các hành động do mình kiểm

sốt gây hại đến mơi trường của các quốc gia khác và nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường. Điều 3 của Cơng ước u cầu các quốc gia có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động do mình kiểm sốt khơng được gây hại đến môi trường của các quốc gia khác. Điều 14 của Công ước quy định một quốc gia phải tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện những dự án có thể gây ra hậu quả có hại tới đa dạng sinh học… Tuy nhiên cho đến nay, Trung Quốc vẫn khẳng định việc xây dựng đảo nhân tạo của mình là hợp pháp và đã được nghiên cứu, khảo sát kỹ về tác động môi trường. Trong phát biểu ngày 9/4/2015, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói các dự án của Trung Quốc đã được "đánh giá và kiểm tra chặt chẽ về mặt khoa học" và được thực hiện "dựa trên những tiêu chuẩn cao về bảo vệ mơi trường" và "tính tốn đầy đủ về mặt bảo vệ mơi trường và nguồn lợi thủy sản. Tại hội nghị các nhà báo từ Hoa Kỳ và 11 nước quanh Biển Đông diễn ra tại Bộ ngoại giao Bắc Kinh vào tháng 5/2015, Ouyang Yujing (Âu Dương Ngọc Tịnh), cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề Hải dương Trung Quốc cho rằng Trung Quốc xây đảo là hoàn toàn hợp lẽ, đúng luật và khẳng định: “Khơng có gì phải chỉ trích. Trước khi xây dựng, chúng tơi đã thực hiện nhiều khảo sát khoa học nghiêm ngặt để bảo đảm sẽ không tổn hại đến môi trường”. Tuy nhiên, cho đến giờ,

Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được bất cứ bản đánh giá độc lập, khách quan nào về tác động môi trường của những hoạt động này.

Hành vi "đảo hóa" của Trung Quốc chính là cơ sở để một cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền đưa ra các biện pháp tạm thời nhằm tránh gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường biển. Điều 290 Công ước Luật biển 1982 quy định một tịa án quốc tế có thể đưa ra một biện pháp tạm thời bất kỳ nhằm tránh những tổn thương nghiêm trọng đến môi trường biển trước khi đưa ra phán quyết của mình. Trên thực tế, trong các Án lệ của mình, cả Tịa án Cơng lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOT) đều đã cho rằng các hành động tương tự như những gì Trung Quốc đang làm là gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường biển và là cơ sở để thiết lập các biện pháp tạm thời. Trong vụ Thềm lục địa biển Ê-gê giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Tịa án Cơng lý Quốc tế đã khẳng định một cách gián tiếp

rằng các hành vi có nguy cơ gây ra tổn thương vật lý đối với đáy biển, lòng đất dưới đáy biển hoặc tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực này như "việc xây dựng trên hay dưới đáy biển của thềm lục địa" có thể là cơ sở để Tòa đưa ra các biện pháp tạm thời. Trong vụ Cải tạo đất trong và xung quanh vịnh Johor giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Luật biển Quốc tế đã đưa ra phán quyết ngày 8 tháng 10 năm 2003 cho rằng “Singapore không được tiến hành việc bồi đắp của mình theo những

cách có thể gây tổn hại không thể khắc phục tới các quyền lợi của Malaysia hay gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là phải tính đến các báo cáo của nhóm chuyên gia độc lập”. Singapore đã tuân thủ phán quyết của tòa.

Ngược lại, Trung Quốc hồn tồn khơng đếm xỉa tới nghĩa vụ của họ với UNCLOS qua việc nạo vét hàng trăm triệu tấn cát và san hô từ đáy biển và đổ lên 8 triệu mét vuông thuộc các rạn san hô vốn là môi trường tối quan trọng cho cá đẻ trứng mà khơng có bất cứ đánh giá nào của các chun gia độc lập, và khơng có sự phối hợp hoặc thậm chí tham vấn nào với các quốc gia ven biển khác. Dù dĩ nhiên là mỗi bên tranh chấp ở quần đảo Trường Sa sẽ nghĩ rằng họ, và chỉ một mình họ, có quyền xây dựng trên các đảo và các rạn san hô đang bị tranh chấp, nhưng không thể phủ nhận rằng tất cả họ đều có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển của Biển Đông, một biển nửa kín và dễ bị tổn hại về mơi trường.

Các hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa hoàn toàn đi ngược lại xu thế khu vực về bảo vệ mơi trường biển. Nó diễn ra trong khi nhiều bên có yêu sách chủ quyền ở khu vực này như Việt Nam, Philippines và thậm chí là cả Đài Loan cũng như là giới học giả đều đang kêu gọi thiết lập các khu bảo tồn biển để bảo vệ môi trường biển của quần đảo Trường Sa (từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020 theo đó dự kiến sẽ thiết lập một khu bảo tồn biển tại đảo Nam Yết). Bên cạnh đó, nhiều tổ chức khu vực về bảo vệ môi trường biển mà Trung Quốc cũng là một thành viên như Cơ quan Điều phối các vùng biển Đông Á (COBSEA) hay Tổ chức Đối tác quản lý môi trường các vùng biển Đông Á (PEMSEA) đã và đang cố gắng thúc đẩy hợp tác nhằm bảo vệ các rạn san hô ở Biển

Đông, khu vực được coi là có một trong những hệ sinh thái san hô đa dạng và phong phú vào bậc nhất trên thế giới.

Như vậy rõ ràng hành vi "đảo hóa" này của Trung Quốc đã hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển của quần đảo Trường Sa, một vùng biển rất quan trọng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)