Cản trở, đe doạ hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 69 - 71)

3.1. Tính trái pháp luật quốc tế của các cơng trình nhân tạo do Trung

3.1.3. Cản trở, đe doạ hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế

và đi ngược lại với xu thế khu vực về bảo vệ môi trường biển.

3.1.3. Cản trở, đe doạ hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế quốc tế

Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa đã, đang và sẽ cản trở, đe dọa tự do hàng hải, hàng không, thương mại khu vực và thế giới. Đồng thời, đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế, làm gia tăng chạy đua vũ trang trong khu vực và thế giới. Bởi lẽ, nhằm mục đích bảo vệ các đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố thiết lập một vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo và cấm tàu thuyền, máy bay của các quốc gia khác hoạt động trong vùng biển và vùng trời trên các đảo nhân tạo đó. Và thực tế, Trung Quốc luôn lớn tiếng đe dọa sẽ sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền và máy bay “xâm phạm” vùng biển xung quanh đảo nhân tạo và vùng trời trên chúng. Hình ảnh chụp từ vệ tinh mới nhất đã khẳng định, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên một số bãi đá, bao gồm đường băng, đơn vị đồn trú của quân đội, hỏa lực phịng khơng, hỏa lực mặt đất, radar cũng như các thiết bị thông tin liên lạc quân sự khác. Điều đó sẽ làm tăng khả năng Trung Quốc tiến hành tuần tra (bất hợp pháp) các vùng biển xung quanh, do thám hoạt động của các bên yêu sách khác và khiến Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc bành trướng yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) của họ, trong khi đẩy lùi những nỗ lực, thiện chí hịa bình của các bên khác [17].

Trung Quốc đã chứng minh rằng họ luôn sẵn sàng sử dụng các công cụ, thủ đoạn gây mất ổn định Biển Đơng. Điển hình là cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012 hay khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, rồi đưa cả tàu quân sự đến vùng biển của Malaysia, Indonesia và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku của Nhật Bản.

Trước thực tế đó, bắt buộc các quốc gia trong khu vực phải chạy đua vũ trang, tăng cường củng cố, mua sắm trang thiết vũ khí, khí tài quân sự, hiện đại hóa quân đội, cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư; liên minh, liên kết với ngoài khu vực như Mĩ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Nga, các nước trong khối G7 nhằm đối phó với Trung Quốc. Rất tiếc điều đó đã và đang xảy ra và được minh chứng bởi số lượng và tần suất các cuộc tập trận và tuần tra trên Biển Đông giữa các nước trong khu vực với Mĩ, Nhật Bản, Úc, Nga ngày càng gia tăng.

Hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc làm cho tiến trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan trên Biển Đông ngày càng bế tắc; làm cho và các tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Như đã biết, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang có sự hiện diện của 4 quốc gia khác là Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan. Do vậy, bất kỳ bên nào ngang nhiên làm thay đổi hiện trạng ở khu vực này đều có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực và không loại trừ xung đột quân sự, một hệ quả mà các bên khơng mong muốn.

Về khía cạnh này, phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS ngày 12/7/2016 về vụ kiện của Philippines kiện Trung Quốc đã nhận định tại phần (16) rằng: “… xét thấy thêm rằng Trung Quốc đã: d. Làm trầm trọng hóa tranh chấp giữa hai bên về khả năng tạo ra vùng biển đá Vành Khăn về quyền tương ứng của các bên tại đây; e. Làm trầm trọng hóa tranh chấp giữa hai bên về bảo vệ môi trường biển ở đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gaven Bắc, đá Gạc Ma, đá Huy Gơ và đá Subi; và; g. Làm trầm trọng hóa tranh chấp giữa hai bên về quy chế của các thực thể ở Trường Sa và khả năng tạo ra vùng biển của các thực thể này...”.

Có thể thấy rằng rằng, hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và các hành vi gần đây trên Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang hướng tới hai mục đích cơ bản. Một là, củng cố và mở rộng tham vọng, yêu sách phi pháp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ trên Biển Đông theo một lộ trình trái pháp luật quốc

tế gồm các 5 bước: (i) Tấn cơng, chiếm đóng trái phép các đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam; (ii) cãi tạo, bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và cơ sở vật hạ tầng; (iii) yêu sách vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo; (iv) quân sự hóa các đảo nhân tạo; (v) liên kết 3 điểm chiến lược tiền tiêu án ngữ toàn bộ cửa ngõ ra vào Biển Đơng là đảo Hải Nam, quần đảo Hồng Sa và các đá trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng. Đây là 3 điểm “yết hầu” có vị trí địa - chính trị, quân sự, kinh tế, thương mại, hàng hải, hàng không của khu vực và thế giới hịng “độc chiếm Biển Đơng”, là âm mưu có tính tốn, bài bản từ lâu của Trung Quốc [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)