Cơng trình nhân tạo trong vùng nội thuỷ và lãnh hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 44 - 45)

2.3. Vị trí và điều kiện xây dựng các cơng trình nhân tạo trên biển

2.3.1. Cơng trình nhân tạo trong vùng nội thuỷ và lãnh hải

Xuất phát từ chế độ pháp lý của nội thuỷ và lãnh hải, là hai vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia – lãnh thổ trên biển của quốc gia. Quốc gia ven biển hồn tồn có quyền tiến hành xây dựng các cơng trình nhân tạo, bao gồm cả đảo nhân tạo nhằm để khẳng định, bảo vệ và thực thi chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, trong vùng lãnh hải, tàu thuyền của mọi quốc gia được quyền “đi qua không gây hại”. Chính vì vậy, việc xây dựng các cơng trình nhân tạo trong vùng biển này phải tuân thủ các

quy định của UNCLOS về “quyền đi qua không gây hại” của tàu thuyền của các

quốc gia khác. Đồng thời phải đảm bảo an toàn hàng hải, bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển [15].

Trên thực tiễn, trong vụ Eo biển Corfu (giữa Anh và Albania), liên quan đến việc các tàu chiến của Anh đi qua eo biển Corfu thì bị vướng mìn trong vùng lãnh hải của Albania khiến 44 thuỷ thủ thiệt mạng. Tồ án Cơng lý Quốc tế ICJ đã tun bố rằng “mọi quốc gia có nghĩa vụ khơng được sử dụng lãnh thổ của mình vào các hoạt động nếu biết rõ ràng các hoạt động đó xâm phạm đến quyền của các quốc gia; không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ, bao gồm cả lãnh hải của mình theo cách thức có thể gây phương hại tới lãnh thổ quốc gia khác”. Theo đó, Tồ đã ra phán quyết buộc Albania phải chịu trách nhiệm những vụ nổ xảy ra vào ngày 22 tháng 10 năm 1946 và phải bồi thường cho Anh.

Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia đối diện hoặc gián tiếp nhau trong một vùng biển hẹp thì hoạt động xây dựng cơng trình nhân tạo phải tính đến các tác động của việc xây dựng đó có thể gây ra đối với lãnh thổ của quốc gia khác. Chính vì vậy, trước khi xây dựng cơng trình nhân tạo, các quốc gia cần phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng những ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng đối với quốc gia láng giềng. Đồng thời, quốc gia xây dựng phải có nghĩa vụ đàm phán với quốc gia liên quan đến việc xây dựng không ảnh hưởng hoặc giảm thiểu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với quốc gia khác. Một ví dụ điển hình là việc cải tạo đất giữa Singapo và Malaysia, Singapo đã thể hiện thiện chí trong việc đảm bảo rằng nước

này sẽ thông báo và tham vấn với Malaysia trước khi tiến hành xây dựng liên kết giao thông giữa Pulau Tekong, Pulau Ubin và đảo chính nếu cơng trình này ảnh hưởng đến quyền qua lại của Malaysia [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)