Xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 62 - 65)

3.1. Tính trái pháp luật quốc tế của các cơng trình nhân tạo do Trung

3.1.1. Xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam

Theo quy định của Cơng ước Luật Biển 1982, quốc gia ven biển có quyền xác định các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Điều này thể hiện rõ nội dung của nguyên tắc "đất thống trị biển", theo đó lãnh thổ đất liền là cơ sở để xác lập và mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Cần lưu ý rằng diện tích lãnh thổ khơng đóng vai trị quan trọng bởi chủ quyền trên lãnh thổ đó mới là nền tảng quyết định việc mở rộng quyền lực quốc gia ra phía biển.

Xét về vị trí địa lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia (quốc gia ven biển khơng có chủ quyền mà chỉ thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán) nhưng cũng không là bộ phận của biển quốc tế. Xét về quy chế pháp lý, đây là vùng biển đặc thù bao gồm quyền của quốc gia ven biển và các quốc gia khác: một mặt, bảo đảm cho quốc gia ven biển thẩm quyền riêng biệt trong việc xây dựng, lắp đặt các cơng trình nhân tạo và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên; mặt khác, công nhận cho các quốc gia khác một số quyền tự do biển cả như quyền tự do hàng hải. Điều này cho phép giải quyết đồng thời hai vấn đề đặt ra trong quy chế pháp lý của các vùng biển này, đó là mở rộng quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và bảo đảm tính ổn định tương đối của biển cả là nơi mà lợi ích chung của cộng đồng cần được tôn trọng.

Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn luôn biện minh rằng “các hoạt động của

hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc và là hồn tồn chính đáng”. Một số

nhà phân tích cịn lập luận thêm rằng Trung Quốc không vi phạm bất cứ luật biển nào. Tuy nhiên, những lập luận này hoàn toàn sai trái, xét trên nhiều phương diện.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam từ lâu đời, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII khi chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Và chúng ta có đủ những tài liệu lịch sử chính thức, có giá trị pháp lý quốc tế để chứng minh chủ quyền hợp pháp của mình tại hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ dựa trên các tài liệu của các nhà du hành, thám hiểm và dĩ nhiên, theo công pháp quốc tế những tài liệu này khơng phải là các tư liệu chính thức của Nhà nước có thể dựa vào để chứng minh chủ quyền và sự kiểm sốt chính thức của Trung Quốc tại các quần đảo này. Các bản đồ cổ mà Trung Quốc trưng ra để làm bằng chứng lịch sử cũng khơng phải là bản đồ chính thức của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Thậm chí, cho đến cuối thế kỷ XX, tài liệu chính sử ghi chép lại cho thấy Trung Quốc vẫn không coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của họ. Như vậy, Việt Nam là quốc gia đầu tiên, với tư cách Nhà nước, đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hịa bình, thực sự và liên tục qua tất cả các thời kỳ kể từ khi hai quần đảo này chưa thuộc về bất kỳ quốc gia nào. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo có thể được chia thành một số các giai đoạn như sau: (i) giai đoạn thế kỷ XVII đến năm 1884: thời kỳ phong kiến trước khi Pháp đơ hộ Việt Nam. Hiện có đầy đủ các tài liệu trong và ngoài nước chứng minh các chúa Nguyễn đã nhân danh Nhà nước Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chiếm hữu, xác lập và củng cố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn này.

Các chúa Nguyễn đã lập ra đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải để tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên, đo đạc, khảo sát, cắm mốc chủ quyền, cai quản thường niên, thiết lập đơn vị hành chính, giao tiếp đối ngoại...đối với việc quản lý hai quần đảo này; (ii) giai đoạn 1884-1945: Nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam

thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi ký Hiệp ước Patenôtre ngày 6/6/1884, nước Pháp đã đại diện cho quyền lợi của Việt Nam tiếp tục duy trì thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo thông qua một loạt các hoạt động mang danh nghĩa nhà nước như: xây dựng hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa, dựng bia chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, thường xuyên sử dụng các tàu Hải quân tuần tra hai khu vực quần đảo, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...; (iii) giai đoạn 1945-1976.

Chính phủ Quốc gia Việt Nam, tiếp đó là chính quyền Việt Nam Cộng Hịa đã tiếp quản và kế thừa các quyền và danh nghĩa đối với hai quần đảo từ Pháp, tiếp tục thực thi và củng cố chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo một cách hịa bình, liên tục; và (iv) giai đoạn 1976 đến nay.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo, phản đối mọi hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo. Trong các tuyên bố của mình, Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền của họ đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam dựa trên các tài liệu lịch sử chứng minh Trung Quốc là nước “phát hiện sớm nhất, khai phá kinh doanh sớm nhất, cai quản sớm nhất” hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Tuy nhiên, các tài liệu mà Trung Quốc viện dẫn đều là tư liệu tư nhân, không chứng tỏ được ý chí, hành vi của Nhà nước Trung Quốc trong việc thụ đắc chủ quyền đối với hai quần đảo theo quy định của luật pháp quốc tế. Hơn thế nữa, hàng loạt các hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc để chứng minh chủ quyền của nước này hoặc kiểm soát trên thực địa đối với hai quần đảo đều không thể tạo thành danh nghĩa chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo: Trung Quốc đã sử dụng vũ lực tấn công, chiếm đóng trái phép quần đảo Hồng Sa các năm 1956 và 1974 và các đá Su bi, Gaven, Chữ thập, Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa năm 1988 và Vành Khăn năm 1995. Đây là hành vi vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng nhất. Luật pháp quốc tế không bao giờ thừa nhận chủ quyền của một quốc gia đối với lãnh thổ có được bằng hành động sử dụng vũ lực để xâm lược.

toàn trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982. Mặt khác, luật pháp quốc tế mà đặc biệt là UNCLOS không công nhận hành vi sử dụng bê tông, đất cát, sắt thép để bồi đắp, tôn tạo, xây dựng bất hợp pháp… để làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ.

Việc Trung Quốc đã và đang bồi đắp, xây dựng trên 7 bãi đá nói trên khơng tạo ra cơ sở nào trong việc củng cố chủ quyền và cũng không tạo ra giá trị pháp lý nào về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)