Mơi trường chính trị, kinh tế, xã hội:
Là tổ chức tài chính trung gian với hoạt động cơ bản và thường xuyên là nhận tiền gửi với trách nhiệm phải hồn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn, ngân hàng thương mại có quan hệ về vốn với hầu hết các chủ thể kinh tế. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội đều có tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay nói riêng.
Trong kinh tế thị trường, với sự vận động và luân chuyển không ngừng của hàng hố và tiền tệ địi hỏi có sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô cùng với sự phối hợp đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước để tạo môi trường tốt cho các hoạt động kinh tế và tiền tệ phát triển an toàn. Những chỉ số: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái... chi phối và tác động đến số lượng cũng như
chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại. Các yếu tố môi trường kinh tế là một trong những căn cứ quan trong để NHTM xem xét cho vay và xác định biện pháp bảo đảm tiền vay.
Ngồi ra, trong mơi trường kinh tế mở cửa, hội nhập mỗi biến động kinh tế, chính trị từ bên ngồi, những biến động thị trường tài chính quốc tế, nhất là từ những thị trường có sức chi phối lớn cũng sẽ tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động đến hiệu quả và độ an toàn của thị trường tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng, đó sẽ là tác nhân ảnh hướng đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Mơi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo niềm tin cho ngân hàng và khách hàng trong hoạch định kế hoạch, phát triển sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Kết quả hoạt động SXKD của khách hàng chính là động lực của ngân hàng trong việc cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay chỉ đóng vai trị thứ yếu trong việc xem xét cho vay của ngân hàng.
Mơi trường pháp lý.
Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp chịu sự giám sát chặt chẽ nhất trong các loại hình doanh nghiệp, là nơi hứng chịu rủi ro từ nền kinh tế và đồng thời sự bất ổn của hệ thống ngân hàng gây ra những hậu quả vô cùng bất lợi đối với sự ổn định của nền kinh tế. Chính vì đặc thù hoạt động của ngân hàng là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên các hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản QPPL. Hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế và pháp luật. Từ đặc thù về nguồn vốn, về khách hàng, về yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động cho vay của NHTM đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng những qui định pháp luật chặt chẽ. Môi trường pháp lý tác động đến bảo đảm tiền vay thể hiện trên các khía cạnh:
- Trình độ xây dựng pháp luật, trình độ soạn thảo, ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến bảo đảm tiền vay, an tồn cho vay. Người làm luật phải có tầm nhìn và am hiểu thực tiễn hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại. Các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và liên quan đến bảo đảm tiền vay phải đáp ứng được
các yêu cầu hướng tới sự hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp và đảm bảo được khả năng thực thi trực tiếp.
- Sự nghiêm minh của pháp luật, sự thực thi nghiêm túc của các cơ quan chức năng thi hành và giám sát thực thi pháp luật nói chung và thực hiện các quy chế về an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.
- Hoạt động cho vay của NHTM có liên quan và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về kinh tế và pháp lý, nhiều chủ thể hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nên các qui chế liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM phải thường xuyên được bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện tránh sự lạc hậu, đảm bảo khả năng ngăn chặn các khoản cho vay có vấn đề phát sinh trong hoạt động cho vay.
Trong môi trường pháp lý hợp lý, với hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay đầy đủ và chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển hoạt động ngân hàng một cách an toàn hiệu quả, đồng thời thoả mãn nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống.
Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
Xuất phát từ đặc trưng hoạt động và vai trò của NHTM đối với nền kinh tế, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tác động rất mạnh tới các hoạt động của nền kinh tế. Vấn đề an toàn trong cho vay của ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu trong quản trị rủi ro hoạt động. Với tư cách là một bên chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, giao dịch bảo đảm tiền vay, chính sách tín dụng của NHTM sẽ tác động đến đối tượng vay vốn và tác động đến chính sách bảo đảm tiền vay trong quá trình quản trị rủi ro hoạt động ngân hàng.
Trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên và năng lực quản trị điều hành của bộ máy lãnh đạo ngân hàng có tác động rất lớn đến việc chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh khả thi, lựa chọn đối tác, từ đó tác động trực tiếp đến việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp.
Ngồi ra các yếu tố mang tính chất tác nghiệp cụ thể cũng tác động trực tiếp đến bảo đảm tiền vay của NHTM, đó là: Khả năng thu thập thông tin, thẩm định khách hàng, việc đánh giá khách hàng được thực hiện dựa trên khả năng thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng vay. Kết quả thẩm định khách hàng chỉ có ý nghĩa khi các thơng tin về tư cách pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng... đáng tin cậy; Khả năng đánh giá, quản lý và theo dõi tài sản bảo đảm, việc chấp nhận một tài sản bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào khả năng định giá chính xác giá trị tài sản cũng như khả năng quản lý, kiểm sốt các tài sản đó. Việc đa dạng hố các kênh thông tin về khách hàng, nâng cao khả năng thẩm định của các bộ tín dụng ngân hàng... ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo tiền vay.
Các nhân tố thuộc về khách hàng:
Kết quả SXKD và năng lực về vốn cùng với uy tín của khách hàng trong quan hệ với ngân hàng là yếu tố quan trọng để NHTM quyết định yêu cầu các hình thức bảo đảm tiền vay có bảo đảm bằng tài sản hay khơng có bảo đảm bằng tài sản từ phía khách hàng.
Các yếu tố thuộc về khách hàng như: Năng lực và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh; Năng lực tài chính, tỷ trọng vốn đi vay trong tổng nguồn vốn hoạt động; Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ được đầu tư, ứng dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trong sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường; Uy tín và khả năng quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác... Đối với khách hàng là cá nhân thì khả năng nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng sức khoẻ... chính là các chỉ số thể hiện năng lực của khách hàng trong quan hệ với ngân hàng, đồng thời là yếu tố để NHTM xác định biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm mục đích an tồn vốn.
Các nhân tố liên quan đến tài sản bảo đảm:
Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng những giá trị của những tài sản đảm bảo để trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay đã dùng vào SXKD hoặc vào mục đích khác nhưng khơng có khả năng trả nợ ngân hàng. Tài sản bảo đảm tiền vay phải
có giá trị, bản thân nó phải trở thành hàng hoá, do vậy sự phát triển của thị trường tài sản bảo đảm là yếu tố ngân hàng quan tâm nhất khi lựa chọn tài sản bảo đảm cho khoản vay. Với thị trường phát triển, tài sản bảo đảm được dễ dàng chuyển đổi từ hiện vật thành giá trị sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có nhiều khả năng thu hồi nợ khi khách hàng khơng hồn trả được vốn vay. Ngoài ra sự thuận lợi trong việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền kiểm soát tài sản bảo đảm cũng ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng về tài sản bảo đảm.
Chƣơng 2: