Thủ tục và phương thức xử lý tài bảo đảm tiền vay được các TCTD thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/ NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC và một số văn bản liên quan khác. Tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo những phương thức:
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay: Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh, tổ chức tín dụng, hai bên bảo đảm và nhận bảo đảm phối hợp, hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba bán TSBĐ. Bên được bán tài sản có thể trực tiếp bán cho người mua, uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay. Khi các bên trong quan hệ vay vốn tín dụng ngân hàng nhất trí được việc bán tài sản bảo đảm tiền vay là đã thể hiện thiện chí thanh tốn nợ, bán được tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp thu hồi nợ nhanh và dứt điểm nhất đối với các tổ chức tín dụng. Bán tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm là phương thức xác định giá trị tài sản bảo đảm bù đắp nghĩa vụ bị vi phạm một cách chính xác, khách quan nhất do tài sản được bán và xác định giá trị trên thị trường.
- Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm: Phương thức nhận TSĐB tiền vay để thay thế nghĩa
vụ được bảo đảm được pháp luật quy định áp dụng cho cả trường hợp xử lý theo thoả thuận và trường hợp TCTD có quyền chủ động xử lý mà không phụ thuộc vào thoả thuận với bên bảo đảm. Tại thời điểm giao, nhận tài sản các bên lập biên bản giao nhận tài sản với các nội dung bàn giao, tiếp nhận, định giá và thanh toán thu nợ từ việc nhận tài sản, đây là việc các tổ chức tín dụng nhận chuyển nhượng chính tài sản bảo đảm – TCTD nhận “gán nợ”.
- Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ
ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh. Phương thức TCTD nhận tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ
ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh được thực hiện xuất phát từ quy định tại Phần thứ ba, chương 17, mục 4 bộ Luật Dân sự năm 2005 về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự. Theo quy định tại Thông tư liên tịch 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 việc nhận tài sản từ bên thứ ba chỉ được thực hiện khi các bên có sự thoả thuận hoặc khi pháp luật có quy định. Việc thoả thuận nhận tài sản của bên thứ ba phải được lập thành văn bản, TCTD được tiếp nhận tài sản và các quyền phát sinh từ tài sản, đây thực chất là việc xử lý thế chấp từ quyền đòi nợ.
- Các phương thức khác do các bên thoả thuận: Ngồi các phương thức nói trên việc xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế các TCTD, khách hàng và bên bảo lãnh còn thỏa thuận áp dụng một số biện pháp như phối hợp cho thuê tài sản để thu hồi nợ, góp vốn liên doanh bằng chính tài sản bảo đảm...