Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với thực trạng hoạt động còn yếu kém của các NHTM hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 70 - 73)

- Rà sốt, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới; xây dựng các luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan để tạo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách về tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các hoạt động ngân hàng khác.

3.1.2. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với thực trạng hoạt động còn yếu kém của các NHTM hiện nay ngân hàng với thực trạng hoạt động còn yếu kém của các NHTM hiện nay

Nước ta đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế như gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu á Thái Bình dương APEC, ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập WTO và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách nền kinh tế, tiếp thu khoa học công nghệ kỹ năng quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.

Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập thúc đẩy nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường pháp lý, các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ khai thác về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ từ các ngân hàng nước ngồi. Đồng thời, tiến trình hội nhập cũng tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới đáp ứng các cam kết với các định chế và tổ chức thương mại quốc tế. Trong quá trình mở cửa thị trường tài chính trong nước, khn khổ pháp lý sẽ được

hồn thiện và phù hợp dần với thơng lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành mơi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch.

Những năm qua, hoạt động lĩnh vực tiền tệ ngân hàng đã có nhiều đổi mới, song đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn ở giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của nhiều NHTM cịn yếu, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro. Nhóm NHTM nhà nước (5 ngân hàng) tuy chiếm gần 76% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng, nhưng tổng số vốn tự có chưa đạt tới 1 tỷ USD, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản chưa tới 5% (thông lệ tối thiểu là 8%). Khối NHTM cổ phần với 36 ngân hàng chiếm 11% tổng nguồn vốn huy động và 10% thị phần tín dụng. Trong khi đó, nhóm chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và liên doanh bắt đầu cho vay thận trọng hơn nên chỉ chiếm 10% thị phần tín dụng1, nhưng nhìn chung nhóm các NH này có ưu thế hơn các NHTM Việt Nam về cơng nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lược khách hàng, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản. Hiện nay tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các chỉ số chi phí nghiệp vụ, khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM Việt Nam đều thua kém các ngân hàng trong khu vực. Những khó khăn, thách thức đối với các NHTM Việt Nam hiện nay là:

- Trình độ chun mơn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, chất lượng tài sản chưa cao, dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, tiện lợi nên thách thức về cạnh tranh đối với các ngân hàng Việt Nam là khá lớn. Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngồi.

- Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm sốt và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tình trạng các ngân hàng Việt Nam đầu tư tập trung quá nhiều vào các DNNN mà phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp thuộc các ngành

có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ rủi ro rất lớn đối với các NHTM nói chung và các NHTM nhà nước nói riêng

- Hội nhập quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thơng tin giám sát ngân hàng cịn rất đơn giản, chưa có hiệu quả và hiệu lực để bảo đảm việc tuân thủ nghiêm pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế. Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành mơi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trị và trách nhiệm của các vị trí cơng tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả.

- Các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ, khi đó qui mơ hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng do các ngân hàng nước ngồi cung cấp sẽ tăng lên. Rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngồi nắm quyền kiểm sốt một số tổ chức tài chính trong nước thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh. Một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và khơng có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế.

- Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây lên.

- Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng mặc dù đã được nỗ lực chỉnh sửa và xây dựng nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ. Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung cịn mang nhiều dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh hành chính. Luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng còn nặng về điều chỉnh tổ chức, nhẹ về điều chỉnh hành vi và ít điểm tương đồng với luật pháp về ngân hàng trên thế giới.

Trên cơ sở thực tế những khó khăn, bất cập liên quan đến hoạt động ngân hàng đỏi hỏi phải có thay đổi cơ bản về cơ chế chính sách, hồn thiện hệ thống pháp luật phải được xác định là khâu đột phá. Pháp luật về bảo đảm tiền vay hiện nay tuy đã được cải thiện, đã bước đầu tạo ra được sự thông thống, thuận tiện hơn trong q trình áp dụng trong thực tiễn nhưng vẫn còn những bất cập đòi hỏi cần phải được tiếp tục hoàn thiện. Hiện nay hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động chung của NHTM, theo đó vấn đề bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển bền vững của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)