Vai trò bảo đảm tiền vay trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 27 - 29)

- Là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng thương mại

Một trong những nguyên tắc cho vay của ngân hàng là phải thu đủ và đúng hạn cả gốc và lãi tiền đã cho vay. Nguyên tắc này được tôn trọng và thực hiện trên thực tế sẽ bảo đảm cho hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường và liên tục. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn phải đối mặt với những nguy cơ mất an toàn, với khả năng người vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ và đúng hạn tiền gốc và lãi.

Mất an toàn trong cho vay xẩy ra khi khách hàng không thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đầy đủ cho ngân hàng cho vay theo đúng thời hạn đã định. Nếu việc chậm trễ hoàn trả vốn vay kéo dài quá thời hạn cam kết trong hợp đồng vay vốn mà không được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hay gia hạn nợ, thì trở thành nợ quá hạn và khả năng mất vốn của ngân hàng rất lớn. Mất an toàn cho vay là loại rủi ro lớn, thường hay xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho ngân hàng thương mại.

Quan hệ tín dụng ngân hàng được xác lập trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận giữa NHTM và khách hàng, là sự cam kết thoả thuận bằng các điều khoản thi hành, sự cam kết này chính là cơ sở pháp lý để thực hiện nghĩa vụ của hai bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngồi ra, các chủ thể hợp đồng tín dụng cịn có các cam kết nhằm bảo đảm tiền vay, có thể bằng vật chất hoặc uy tín như các tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

Các quy định pháp luật về an toàn trong hoạt động NHTM đặt ra các điều kiện trong cho vay, đặc biệt là quy định cụ thể về bảo đảm tiền vay. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng. Trong các biện

pháp bảo đảm tiền vay, NHTM thường áp dụng biện pháp có TSBĐ, biện pháp này ngoài tác dụng là động lực thúc đẩy khách hàng hoạt động SXKD hiệu quả, còn là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện trả nợ.

- Góp phần hạn chế tổn thất cho ngân hàng, kích thích hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

Tài sản có cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng thương mại. Đây là bộ phận tài sản có sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Các khoản tiền cho vay có xác suất xảy ra rủi ro cao nhất trong toàn bộ các loại tài sản của ngân hàng thương mại.

Tài sản cho vay là loại tài sản có tính lỏng kém và nguy cơ rủi ro cao nhưng lại là bộ phận tài sản mang lại lợi tức cao hơn các loại tài sản khác. Hơn nữa, nguyên nhân mất an tồn trong cho vay chủ yếu bắt nguồn từ phía khách hàng. Các quy định về bảo đảm tiền vay có tác dụng rất quan trọng trong việc kích thích hoạt động cho vay của NHTM, khi các điều kiện về bảo đảm tiền vay được tuân thủ sẽ có tác dụng đảm bảo an toàn vốn cho NHTM, tạo sự yên tâm trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

- Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của khách hàng

Giá trị khoản cho vay thường được xác định theo một tỷ lệ nhất định nhỏ hơn giá trị của TSĐB (thông thường chỉ tối đa 70%) nên đã có tác dụng buộc khách hàng vay vốn phải có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ, trong trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý phát mại, thu hồi bù đắp cho khoản vay thì thiệt hại xảy ra đối với khách hàng còn lớn hơn giá trị khoản nợ. Bảo đảm tiền vay là động lực buộc khách hàng phải xem xét tính tốn kỹ lưỡng khi vay và sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.

- Hạn chế tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ tín dụng ngân hàng

Trong tất cả các dạng mất an tồn của ngân hàng thì mất an tồn trong cho vay là dạng mất an toàn lớn nhất và là vấn đề đáng quan tâm nhất, đặc biệt đối với những nước đang phát triển, mới bước vào kinh tế thị trường với xuất phát điểm thấp về

nguồn lực, kết cấu hạ tầng, nguồn cung ứng vốn chính cho nền kinh tế là từ các ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản được thể hiện bằng các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm cũng như thoả thuận các điều khoản trong giao dịch bảo đảm. Các giao dịch bảo đảm là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được nhà nước bảo vệ.

Quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách khách quan cho cả bên có nghĩa vụ (bên đi vay) và bên có quyền (bên cho vay) “Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc bảo đảm tiền vay. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các bên” (Nghị định 178/1999/NĐ-CP,

Điều 5). Việc tuân thủ quy định về bảo đảm tiền vay sẽ có tác dụng hạn chế tranh chấp,

góp phần lành mạnh hố hoạt động tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)