Về nâng cao chất lƣợng thẩm định trƣớc khi cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 78 - 80)

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía Bắc và của cả nước, nơi tập trung nhiều tổ chức kinh tế, mức thu nhập dân cư có mặt bằng cao hơn so với các địa phương khác. Đặc biệt, nhờ thành quả của quá trình đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, đã có những biến đổi trong thói quen tiêu dùng của dân cư, nhu cầu chi tiêu cho các tiện nghi và nhu cầu cuộc sống hiện đại của dân cư tăng lên đã mở ra thêm cơ hội phục vụ của các NHTM đối với nhu cầu vay tiền ngân hàng cho mục đích tiêu dùng. Ngồi ra, theo lộ trình mở cửa hội nhập, các ngân hàng 100% vốn nước ngồi với thế mạnh về vốn và cơng nghệ sẽ được thành lập và hoạt động tại Hà Nội trong những năm tới, đồng thời nhiều hạn chế trong hoạt động nghiệp vụ đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được dỡ bỏ tạo “sân chơi” bình đẳng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ là sức ép cạnh tranh đáng kể đối với các ngân hàng nội địa. Để nâng cao chất lượng hoạt động, đứng vững trong cạnh tranh địi hỏi các NHTM phải có sự chuẩn bị phù hợp để thích nghi với tình hình mới. Chất lượng hoạt động cho vay của NHTM phụ thuộc rất lớn vào khả năng thẩm định trước khi cho vay, bên cạnh việc có chính sách cho vay hợp lý, quy trình cho vay hiệu quả, khoa học, chất lượng thẩm định tốt sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, tạo điều kiện cho khách hàng trong hoạt động SXKD, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Các NHTM cần thực hiện tốt quy trình thẩm định thơng qua các giải pháp như sau:

- Hoàn thiện nội dung thẩm định gồm: Tư cách của khách hàng vay vốn; Năng

lực tài chính và thu nhập; Tài sản bảo đảm của khách hàng. Tài sản bảo đảm đóng vai trị quan trọng trong việc xem xét cho vay, giải ngân nhưng không được coi là điều kiện tiên quyết. Cán bộ tín dụng ngân hàng phải chắc chắn rằng khách hàng đi vay phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để ký kết hợp đồng tín dụng. Phải xây dựng tiêu chí cụ thể về thẩm định của từng loại khách hàng phù hợp với mơ hình quản lý đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Hiện nay tại các NHTM vẫn sử dụng phương pháp

định tính để phân tích đánh giá khách hàng. Trong xu thế hội nhập kinh tế các NHTM đã thay đổi để ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng như hệ thống cho điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng đồng thời kết hợp sử dụng với phương pháp định tính để thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng. Để đạt được kết quả cao trong việc thẩm định, các NHTM cần khẩn trương xây dựng các tiêu chí cụ thể, khoa học song song với đầu tư công nghệ thơng tin, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng để có thể thu thập được thơng tin một cách trung thực khách quan phản ánh đúng về khách hàng vay vốn, phân loại khách hàng một cách chính xác theo mức độ rủi ro tín dụng.

Uy tín, nguồn trả nợ của khách hàng phải được đề cập trong quá trình thẩm định, ngân hàng phải nhìn thấy được các nguồn trả nợ, ba nguồn được xếp thứ tự trong việc thẩm định xem xét trước khi quyết định cho vay là: nguồn từ chính hiệu quả của khoản vay; nguồn từ chính năng lực tài chính của khách hàng vay vốn; và nguồn thu nợ từ tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm có một vị trí nhất định trong q trình thẩm định, tuy nhiên không được xem TSBĐ là điều kiện tiên quyết khi xét duyệt một khoản tín dụng. Thẩm định trước cho vay là sự xem xét kỹ lưỡng tổng hợp các yếu tố liên quan đến khách hàng chứ không chỉ là căn cứ vào yếu tố TSBĐ.

- Hồn thiện cơng tác tổ chức thẩm định: Tại hầu hết các NHTM cho đến nay

cán bộ tín dụng vừa làm cơng tác thẩm định vừa làm công tác theo dõi, quản lý khoản vay do vậy chưa có sự chun mơn hố trong chức năng thẩm định và chức năng theo dõi quản lý nợ vay, đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến trường hợp cán bộ tín dụng ngân hàng bị khách hàng mua chuộc. Tách bạch chức năng thẩm định và chức năng quản lý khoản vay sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng thẩm định. Ngồi ra, việc chun mơn hố cơng tác thẩm định còn cần phải được thực hiện theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể, đối với các dự án vay vốn phức tạp cần phải có sự tham gia của các chuyên gia chuyên ngành để đảm bảo chất lượng thẩm định. Để phát huy tính chủ động và minh bạch trong thẩm định, cần thiết thực hiện quy chế độc lập trong quá trình

thẩm định và quyết định cho vay. Kiên quyết không cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi mặc dù có TSBĐ nợ vay.

- Nâng cao năng lực cán bộ: Các quy định pháp luật về bảo đảm an tồn trong

hoạt động, quy trình thẩm định, quyết định xét duyệt cho vay của NHTM dù có chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học, có khả năng ứng dụng cao nhưng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người thực hiện trên thực tế. Hiện nay năng lực quản trị rủi ro nói chung và năng lực thẩm định cho vay của các NHTM còn chưa cao đã làm tăng thêm khả năng dễ bị tổn thương của các NHTM trong điều kiện mức độ cạnh tranh gia tăng trong quá trình hội nhập hiện nay. Yếu tố con người chính là một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả lớn trong hoạt động ngân hàng, một số vụ án kinh tế có liên quan trong những năm qua là thực tiễn chứng minh đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khả năng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn, đánh giá TSBĐ để quyết định cho vay của các NHTM còn thấp là một trong những yếu tố tồn tại ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Để nâng cao chất lượng hoạt động nói chung và năng lực thẩm định cho vay các NHTM cần có chương trình kế hoạch cụ thể đào tạo và đào tạo lại cán bộ thơng qua hình thức tổ chức hội thảo, toạ đàm, cử cán bộ tham gia các lớp nghiệp vụ trong nước và nước ngồi... Đồng thời với nâng cao trình độ cán bộ các NHTM cần tổ chức và xây dựng bộ máy khoa học, đảm bảo bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp, áp dụng chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm phát huy được khả năng và phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)