Bên bảo đảm (chủ thể cầm cố, thế chấp, bảo lãnh)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 34 - 36)

Bên cầm cố Điều 326, Bộ Luật dân sự 2005 quy định cầm cố tài sản là việc một

cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng bên cầm cố được xác định một cách cụ thể là khách hàng vay vốn bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình đáp ứng các điều kiện: Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có khả năng tài chính để trả nợ theo cam kết theo hợp đồng tín dụng; khách hàng vay phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống khả thi với phương án trả nợ khả thi; và điều quan trọng là khách hàng phải có tài sản cầm cố và là người sở hữu tài sản đó hoặc phải có quyền quản lý, sử dụng tài sản (nếu khách hàng là DNNN).

Bên thế chấp Theo quy định tài Điều 342, Bộ Luật dân sự 2005, thế chấp tài sản

là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và khơng giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng bên thế chấp được xác định cụ thể là khách hàng vay bao gồm cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên thế chấp không chỉ giới hạn là chủ sở hữu bất động sản mà cịn có thể là người giám hộ, pháp nhân nhà nước có quyền quản lý, sử dụng bất động sản và pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản gắn liền trên đất.

Bên bảo lãnh (bên thứ ba) Theo quy định tại Điều 361, Bộ Luật dân sự 2005,

bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng bên bảo lãnh được xác định là bên cam kết với TCTD trong quan hệ hợp đồng tín dụng sẽ thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng nếu như đến hạn trả nợ khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Bên bảo lãnh có thể là cá nhân, pháp nhân. Bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước

TCTD về khoản vay của khách hàng mà mình đứng ra bảo lãnh. Bên bảo lãnh phải có đủ các điều kiện: nếu là pháp nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, có người đại diện hợp pháp đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh; nếu là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Bên bảo lãnh phải có năng lực về vốn, tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong quan hệ bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn ngân hàng, TCTD và bên bảo lãnh có thể thoả thuận để cho bên bảo lãnh cầm cố thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)