Xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản đảm bảo theo phương châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Thực tế hiện nay theo tình hình nắm được từ quá trình cho vay của các NHTM vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản của khách hàng vay vốn cịn nhiều khó khăn. Để giải quyết một cách có hiệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành thống nhất dưới hình thức văn bản luật về đăng ký sở hữu tài sản, quy định rõ nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản phải được đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi về quy mơ tài sản, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi DN, chia tách, sáp nhập hoặc thành lập mới.
Bất động sản, tài sản gắn liền với bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay có TSBĐ của các NHTM, nhu cầu vay vốn của dân cư và các tổ chức trên cơ sở thế chấp tài sản là nhà, đất tại Hà Nội cịn rất lớn nhưng tỷ lệ được cấp tín dụng cịn rất hạn chế do tài sản chưa đảm bảo tính hợp pháp. Vấn đề này là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn kinh doanh của các chủ thể kinh tế, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của NHTM.
Hệ thống pháp luật đất đai hiện hành đã thể chế hoá quan niệm và nhận thức mới về vai trị của đất đai khơng chỉ là tài nguyên, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân phân bố các khu vực dân cư, là thành phần quan trọng của mơi trường sống mà đất cịn là tài sản được sử dụng làm vật bảo đảm trong các giao dịch bảo lãnh, góp vốn. Pháp luật đất đai đang từng bước xác lập quyền của người sử dụng đất và có cơ chế bảo hộ đối với việc xoá bỏ dần sự phân biệt về quyền và nghĩa vụ giữa các đối tượng sử dụng đất. Một trong những thành tựu nổi bật của tiến trình 20 năm đổi mới ở nước ta là việc xác lập từng bước quyền làm chủ thực sự của công dân đối với đất đai, người sử dụng đất khơng chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng mảnh đất được giao mà còn
đem quyền sử dụng đất tham gia các giao dịch thương mại, các giao dịch đất đai thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Các quy định của pháp luật đất đai hiện hành đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, giải quyết tranh chấp đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, pháp luật đất đai chưa tạo lập được một cách vững chắc quyền của người sử dụng đất đối với đất đai, thể hiện ở việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế nhằm khẳng định chủ quyền của người sử dụng đất đối với đất đai bằng việc xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện và thống nhất quản lý song quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tư nhân của người sử dụng, muốn vậy phải thay đổi quan niệm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là sự ban ơn của các cơ quan công quyền mà các cơ quan này phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân đơn giản và thuận tiện, ít tốn kém[38].
Hiện nay tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mặc dù đã có chủ trương đúng đắn, nhưng việc thực hiện trên thực tế còn nhiều bất cập, cần đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch dân sự kinh tế, đồng thời tăng khả năng cung cấp hàng hoá cho thị trường bất động sản, giúp các TCTD xác định rõ tính hợp pháp của TSBĐ tiền vay nhằm giúp thực hiện thành cơng và an tồn cho các giao dịch cho vay dựa trên TSBĐ là giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.