tra giao thông vận tải
Trên thực tế, việc tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải bị chi phối, tác động bởi rất nhiều yếu tố vừa theo chiều hướng tích cực, vừa theo chiều hướng tiêu cực. Chính những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động thanh tra giao thơng vận tải. Vì vậy, trong tình hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước như hiện nay địi hỏi thanh tra nói chung và thanh tra giao thơng vận tải nói riêng phải có giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng trong công tác tổ chức và hiệu quả hoạt động của mình. Bên cạnh đó cần khắc phục kịp thời những hạn chế trong cơng tác thanh tra, từ đó nâng cao vị thế của cơ quan thanh tra; bảo đảm thanh tra là công cụ quan trọng của Nhà nước trong quản lý xã hội; phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng; góp phần ổn định và phát triển xã hội một cách lành mạnh.
Để thực hiện được yêu cầu này, các cơ quan thanh tra phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện trong tổ chức thực hiện cũng như tiến hành hoạt động thanh tra; xác định rõ những yếu tố tác động và ảnh hướng trực tiếp tới tổ chức và hoạt động thanh tra để có giải pháp phát huy yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động thanh tra giao thông vận tải và các quy định pháp luật liên quan có thể thấy những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải bao gồm hai nhóm sau:
Nhóm các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải.
Thứ nhất, nguồn nhân lực thanh tra giao thông vận tải.
Xét về bản chất thì thanh tra là hoạt động do con người tiến hành vì vậy mà hiệu quả của hoạt động thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Trong bộ máy thanh tra giao thông vận tải, con người là chủ thể được nhà nước trao quyền thực thi công vụ (thanh tra viên); do đó, cần phải nắm vững các quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động của mình, nắm vững nghiệp vụ, phải được đào tạo sâu về chun mơn, phải có khả năng thu thập và xử lý thơng tin, khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp tốt,… . Hơn nữa, do tính chất đặc thù của công tác thanh tra là luôn phải kịp thời phát hiện, xem xét, đánh giá những sai phạm nên những yêu cầu đối với công tác thanh tra thường ở mức độ cao hơn so với những yêu cầu về nhân lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung. Vì vậy địi hỏi nguồn nhân lực trong công tác thanh tra giao thông vận tải phải đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ; phải được sắp xếp hợp lý về vị trí, phù hợp với yêu cầu công vụ.
Những năm gần đây, Thanh tra Sở đã và đang nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng tăng số lượng nhân sự có trình độ cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở đã tạo điều kiện để cán bộ, Thanh tra viên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên chính; lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên, các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật...
Năm 2014: Trình độ cán bộ, thanh tra viên, nhân viên như sau: Cao cấp chính trị 02 đồng chí, Trung cấp chính trị 134 đồng chí, Nghiệp vụ Thanh tra 409 đồng chí, Quản lý nhà nước 252 đồng chí, Thạc sỹ 11 đồng chí, Đại học
425 đồng chí, Cao đẳng 32 đồng chí, Trung cấp 56 đồng chí, đang theo học đại học 30 đồng chí.
Năm 2015: Trình độ cán bộ, thanh tra viên, nhân viên như sau: Cao cấp chính trị 03 đồng chí; Trung cấp chính trị 151 đồng chí; Nghiệp vụ thanh tra 416 đồng chí; Quản lý hành chính nhà nước 262 đồng chí; Thạc sỹ 11 đồng chí; Đại học 428 đồng chí; Cao đẳng 32 đồng chí; Trung cấp 51 đồng chí; đang theo học đại học 30 đồng chí.
Năm 2016: Trình độ cán bộ, thanh tra viên, nhân viên như sau: Cao cấp chính trị 04 đồng chí; Trung cấp chính trị 150 đồng chí; Nghiệp vụ thanh tra 416 đồng chí; Quản lý hành chính nhà nước 258 đồng chí; Thạc sỹ 15 đồng chí; Đại học 420 đồng chí; Cao đẳng 29 đồng chí; Trung cấp 51 đồng chí.
Tuy nhiên, hiện nay do trình độ chun mơn của thanh tra viên không đồng đều, năng lực phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật còn hạn chế, xử lý vi phạm chưa triệt để, thời gian xử lý kéo dài, khi thực thi công vụ chưa bám sát thực tiễn, còn thụ động….dẫn đến làm giảm hiệu quả công tác thanh tra.
Thứ hai, việc tổ chức bộ máy thanh tra là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động thanh tra giao thông vận tải.
Thanh tra giao thông vận tải là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thơng vận tải, do vậy một bộ máy thanh tra hợp lý, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành sẽ tạo nên quyền uy, chất lượng hiệu quả của cơ quan thanh tra giao thông vận tải. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.
Cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra đóng vai trị quan trọng, quyết định tồn bộ q trình hoạt động của cơ quan thanh tra. Vì vậy, việc xây dựng, hồn thiện tổ chức bộ máy thanh tra giao thông vận tải hợp lý, tinh gọn có sự phân cơng quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, cụ thể trong đó có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các thiết chế sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tốt hoạt động thanh tra và ngược lại. Nếu thanh tra giao thông vận tải được thiết kế không hợp lý, các cơ quan chồng chéo, thiếu tính liên kết, khơng xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ thì khơng thể minh bạch về nhiệm vụ, quyền hạn, trì trệ và hoạt động khơng hiệu quả; khi đó nó sẽ trở thành rào cản trong hoạt động thanh tra.
Thứ ba, cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí phục vụ hoạt động thanh tra giao thông vận tải.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí phục vụ là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động thanh tra. Trong xu thế phát triển không ngừng của khoa học cơng nghệ thì những yếu tố nêu trên ngày càng quan trọng hơn đối với việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Ngành thanh tra. Vì vậy mà việc trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan thanh tra môn trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Hoạt động của các cơ quan thanh tra là hoạt động chun mơn với tính đặc thù là thường xuyên phải đi công tác xa trụ sở/nơi làm việc để tiến hành thanh tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các địa phương. Do đó, cần phải đảm bảo về kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc để thanh tra nói chung và thanh tra giao thơng vận tải nói riêng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; từ đó góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư kinh phí phục vụ trong công tác tham mưu, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng.
Nhóm các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải.
Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thơng vận tải nói riêng.
Hệ thống pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra giao thơng vận tải nói riêng; hệ thống chính sách, pháp luật là cơ sở pháp lí quy định tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra giao thơng vận tải. Điều đó thể hiện ở chỗ pháp luật là cơ sở, nền tảng để từ đó các cơ quan thanh tra kiện tồn tổ chức bộ máy hoạt động; tạo ra cơ chế để hoạt động thanh tra diễn ra hiệu quả thông qua việc quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan; đồng thời xác lập mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra giao thông vận tải với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi hoạt động thanh tra trên thực tế. Bên cạnh đó, pháp luật về hoạt động thanh tra giao thông vận tải điều chỉnh mọi khâu của quá trình thanh tra từ việc giám sát từ xa đến thanh tra tại chỗ, từ chuẩn bị thanh tra đến thành lập đoàn thanh tra, kiếm tra, thu thập chứng cứ, kết luận, kiến nghị và xử lý sau thanh tra giúp công tác tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải nhất quán, đạt hiệu quả cao. Nếu thiếu quy định của pháp luật hay pháp luật chỉ quy định sơ sài thì hoạt động thanh tra giao thơng vận tải sẽ gặp nhiều khó khăn, các đối tượng thanh tra dễ dàng lợi dụng sơ hở của pháp luật để trốn tránh thanh tra hoặc vơ hiệu hóa các kết luận thanh tra.
Trên thực tế, để tiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra giao thông vận tải phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống các chính sách, pháp luật của quốc gia đã tạo ra môi trường pháp lý ổn định đảm bảo cho việc thực hiện hiệu quả hoạt động thanh tra cũng như đảm bảo thực thi những kiến nghị và quyết định xử lý của thanh tra trên thực tế.
Thứ hai, sự phối hợp giữa thanh tra giao thông vận tải với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác thanh tra.
Trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức hữu quan thì cơ quan thanh tra ngành giao thơng vận tải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác trong ngành giao thông vận tải, cơ quan công an, cơ quan cảnh sát, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan tài chính, cơ quan nội vụ, cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan chức năng khác về công tác quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thơng vận tải. Việc phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm giúp thanh tra dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện vi phạm, thu thập tài liệu, chứng cứ và xử lý vi phạm để đảm thực hiện hoạt động nhanh chóng, chính xác. Từ đó giúp các chủ thể thanh tra chủ động trong thực hiện cơng vụ của mình. Đơn cử như đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thơng tin mà mình biết được cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để tiến hành điều tra, truy tố các đối tượng vi phạm pháp luật. Sau đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan thanh tra biết. Ngồi ra, trong cơng tác tổ chức, xây dựng lực lượng: Bộ/Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ/Sở giao thơng vận tải xây dựng đề án kiện tồn tổ chức, biên chế của Thanh tra Bộ/Sở giao thông vận tải. Bộ/Sở Tài chính, Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Bộ/Sở giao thơng vận tải trình cấp có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ công tác thanh tra ngành Giao thông vận tải.
Sự phối hợp giữa các cơ quan này còn được thể hiện trong hầu hết các giai đoạn của hoạt động thanh tra từ khi chuẩn bị thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc và xử lý kết quả thanh tra. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp phát huy hiệu quả trong hoạt động thanh tra giao thông vận tải nhằm giữ gìn kỷ cương, đảm bảo hiệu quả cơng tác quản lý, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật
Thứ ba, sự phát triển của khoa học công nghệ giao thông vận tải trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Trong kỷ nguyên khoa học – công nghệ như hiện nay, tri thức khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển trong đó có sự phát triển về khoa học công nghệ giao thông vận tải như: xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, khai thác vận tải, công nghiệp, bảo vệ mơi trường và an tồn giao thơng vận tải;... sự phát triển đó địi hỏi pháp luật quốc gia phải hội nhập nhiều hơn trong việc xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực xây dựng cơng trình, vật liệu xây dựng, điện tử - tin học, cơ khí giao thơng vận tải, bảo vệ cơng trình giao thơng, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng và thẩm định về an toàn giao thơng. Bên cạnh đó, cũng đặt ra u cầu hồn thiện pháp luật chuyên ngành giao thơng vận tải theo hướng tập hợp hóa, pháp điển hóa cao các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, kỹ thuật của ngành giao thông vận tải tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác thanh tra giao thông vận tải. Nhờ sự phát triển khoa học công nghệ giao thông vận tải mà các cơ quan thanh tra giao thông vận tải, các thanh tra viên giao thông vận tải phải tự rèn luyện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp xu thế phát triển chung từ đó nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra.
Thứ tư, ý thức pháp luật của nhân dân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra giao thông vận tải.
Xuất phát từ sự nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân mà tác động đến hoạt động thanh tra giao thơng vận tải theo hai chiều hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Ví dụ khi xảy ra những hành vi vi pháp nghiêm trọng pháp luật giao thông đường bộ, thanh tra chưa phát hiện ra nhưng người dân ý thức được mức độ nguy hiểm và báo cho cơ quan thanh tra, từ đó cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra, xử lý hoặc kiến nghị xử lý làm hạn chế bớt tác hại của những vi phạm ấy. Như vậy, có thể thấy rằng trình độ nhận thức của người dân
cùng với thái độ hợp tác, phối hợp với các cơ quan thanh tra sẽ là cơng cụ đắc lực góp phần hỗ trợ cho cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu người dân phát hiện những vi phạm nhưng có thái độ bàng quan, khơng hợp tác hay phản ánh lại các tình tiết, sự việc một cách phiến diện, chủ quan, thậm chí là có hành động cản trở hoạt động thanh tra, chống đối người thi hành cơng vụ thì sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả của cơng tác thanh tra.
Thứ năm, ý thức của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra giao thông vận tải.
Ở nước ta, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại một số vấn đề tiêu cực như lạm quyền, hối lộ, tham nhũng, trục lợi… dẫn đến sự tha hóa về đạo đức, trách nhiệm cơng vụ của thanh tra viên. Khi xảy ra tệ hối lộ và nhận hối lộ thì hoạt động thanh tra sẽ khơng thể chính xác, khách quan và cơng bằng, do đó các kết luận thanh tra chỉ mang tính hình thức, sáo rỗng. Điều này trực tiếp làm giảm sút chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra giao thơng vận tải. Vì vậy, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng,