Hình thức hoạt động thanh tra là biểu hiện bên ngoài của hoạt động thanh tra, là cách thức mà thơng qua đó thanh tra phát huy vai trò một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt thực tiễn cũng như những yêu cầu về mặt pháp lý. Có nhiều hình thức thanh tra khác nhau phụ thuộc vào các tiêu chí phân loại khác nhau ví dụ như:
Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cuộc thanh tra có thể phân chia thành: Thanh tra diện rộng và Thanh tra diện hẹp.
Căn cứ vào chương trình thanh tra có thể phân chia thành: Thanh tra theo kế hoạch; Thanh tra thường xuyên và Thanh tra đột xuất.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra thì có: Thanh tra kinh tế - xã hội; Thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra công vụ.
Căn cứ vào tính chất cuộc thanh tra có thể chia thành: Thanh tra lần đầu và Thanh tra lại.
Căn cứ vào cách thức tổ chức cuộc thanh tra: thanh tra độc lập và Đoàn thanh tra.
Trước đây, Luật thanh tra 2004 quy định hai hình thức thanh tra là thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất, đồng thời có ghi nhận hoạt động thanh tra của Thanh tra viên chuyên ngành khi thanh tra độc lập. Tuy nhiên việc thanh tra độc lập của Thanh tra viên chuyên ngành lại chưa được quy định rõ. Luật thanh tra năm 2010 ngoài việc tiếp tục ghi nhận hai hình thức thanh tra theo kế hoạch; thanh tra đột xuất còn bổ sung thêm hình thức thanh tra thường xuyên cùng và quy định mới về các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động thanh tra được tiến hành căn cứ trên cơ sở kế hoạch thanh tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, do đó các cơ quan thanh tra nhà nước sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tiến hành thanh tra. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi có yêu cầu bất thường, để giải quyết kịp thời các địi hỏi phát sinh trong cơng tác quản lý. Như vậy, các cơ quan thanh tra không chỉ chủ động tổ chức thanh tra theo kế hoạch mà còn phải kịp thời triển khai các cuộc thanh
hành vi vi phạm pháp luật. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Trong phạm vi luận văn này tiếp cận hình thức thanh tra giao thơng vận tải dưới góc độ pháp lý, do đó việc phân tích các các hình thức hoạt động thanh tra giao thông vận tải sẽ căn cứ vào chương trình thanh tra gồm có: Thanh tra theo kế hoạch; Thanh tra thường xuyên và Thanh tra đột xuất.
Thanh tra theo kế hoạch và Thanh tra đột xuất giống nhau ở chỗ cả hai hình thức này đều được thực hiện theo quyết định thanh tra và do Đoàn thanh tra thực hiện. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức này ở căn cứ tiến hành hoạt động thanh tra.
Thứ nhất, Thanh tra theo kế hoạch là hình thức thanh tra được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt, bao gồm kế hoạch hàng năm; kế hoạch chi tiết theo quý, tháng và tuần.
Thanh tra hành chính theo kế hoạch.
Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở giao thông vận tải ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Giám đốc Sở giao thông vận tải ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Giám đốc Sở giao thông vận tải quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch.
Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở giao thông vận tải ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở giao thông vận tải ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Thứ hai, Thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền giao. Việc thanh tra đột xuất thường gắn liền với những vấn đề cấp thiết, bức xúc đang diễn ra nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước.
Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Chánh Thanh tra Bộ giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở giao thông vận tải ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra. Quyết định thanh tra đột xuất gửi thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp để báo cáo.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra. Quyết định thanh tra phải gửi Chánh Thanh tra Bộ để báo cáo.
Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Thủ trưởng Cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra. Quyết định thanh tra gửi Tổng cục trưởng, Cục trưởng để báo cáo; Tổng cục trưởng, Cục trưởng tổng hợp, báo cáo Chánh Thanh tra Bộ. Còn đối với Thanh tra thường xuyên thì đây là hình thức thanh tra mới được quy định trong Luật thanh tra 2010. Hoạt động thanh tra có những đặc trưng riêng biệt khác với hình thức thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất cả về chủ thể tiến hành, thủ tục tiến hành và đối tượng thanh tra.
Thanh tra thường xuyên là hình thức thanh tra được tiến hành thường xuyên, không theo kế hoạch do Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó xuất phát từ đặc thù của thanh tra chuyên ngành gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, chỉ có cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành mới tiến hành thanh tra thường xuyên. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động thanh tra chuyên ngành Giao thơng vận tải do Đồn thanh tra, thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập.
Khác với thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, đối tượng thanh tra thường xuyên chỉ bao gồm việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực GTVT của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường bộ.
Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ Hàng không thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về hàng không dân dụng.
Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về hàng hải.
Cục Đường sắt Việt Nam thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường sắt.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa.