Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải – từ thực tiễn sở giao thông vận tải thành phố hà nội (Trang 98 - 103)

giao thơng vận tải Hà Nội

3.2.1. Hồn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội tra Sở giao thông vận tải Hà Nội

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Thanh tra 2010, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh tra, tập trung vào các nội dung sau:

- Cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp với cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra Sở GTVT Hà Nội nói riêng trong việc phê duyệt chương trình thanh tra, ra quyết định thanh tra, kết luận kiến nghị thanh tra cũng như việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị ấy; đồng thời tôn trọng, bảo đảm cho cơ quan thanh tra hoạt động đúng pháp luật thanh tra.

- Nghiên cứu thay đổi quy định về tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan thanh tra theo hướng có tính độc lập cao hơn như quy định trong Luật Thanh tra hiện hành để tránh việc cơ quan thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.

- Quy định cụ thể hơn nữa về đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra do thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra cũng như đối tượng, nội dung do thanh tra hành chính tiến hành thanh tra kinh tế - xã hội và thanh tra việc chấp hành pháp luật để tránh chồng chéo hoặc bỏ lọt các vi phạm không thanh tra.

Điểm đặc biệt cần chú trọng khi hoàn thiện cơ sở pháp lý về thanh tra là phải rà soát kỹ càng những quy định về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra GTVT và Cảnh sát giao thơng để tìm ra những xung đột, chồng chéo trong công tác thanh tra thường xuyên của Thanh tra Sở và hoạt động tuần tra, kiểm sốt của Cảnh sát giao thơng; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cả hai lực lượng này; từ đó, có biện pháp sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Ngoài ra, đề xuất Bộ GTVT ban hành thông tư quy định về sự phối hợp giữa Thanh tra Sở GTVT với các lực lượng hữu quan như Cảnh sát giao thơng nhằm khắc phục tình trạng trên, đồng thời đảm bảo cho quá trình thanh tra cũng như cơng tác xử lý vi phạm.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về hoạt động nghiệp vụ thanh tra sở giao thông vận tải Hà Nội.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra trong giai đoạn hiện nay, để cơng tác thanh tra được thực hiện thống nhất, có hiệu quả, thời gian qua ngành giao thơng vận tải nói chung và sở giao thơng vận tải Hà Nội nói riêng đã xây dựng được một số văn bản quy định về công tác thanh tra, kiểm tra như: Chỉ thị số 10/CT-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2011 Về việc tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải; Chỉ thị số 09/CT-

cường các giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng; Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra

Sở GTVT Hà Nội được ban hành kèm Quyết định số 456/QĐ-GTVT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Giám đốc Sở giao thông vận tải Hà Nội (hiện đang sửa đổi để thích ứng với quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tế)…. Tuy nhiên, các quy định về hoạt động thanh tra của Thanh tra Sở GTVT Hà nội còn chưa đầy đủ, lạc hậu so với quy định hiện hành và yêu cầu của cơng tác quản lý do đó thực hiện chưa thống nhất, thiếu hiệu quả. Vì vậy, cần phải nghiên cứu hoàn thiện các thể chế làm căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra, cụ thể như sau:

- Xây dựng quy chế thành lập và hoạt động của Đoàn thanh tra; Đoàn thanh tra chuyên ngành giao thơng vận tải. Ban hành các quy trình về nghiệp vụ thanh tra sở như: Quy trình thanh tra hoạt động nghiệp vụ trong quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thơng; Quy trình thanh tra trong việc chấp hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và đảm bảo an tồn giao thơng thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị), đường thủy nội địa, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt đơ thị; Quy trình thanh tra hành chính….

- Triển khai đầy đủ, nghiêm túc quy định của pháp luật về công tác thanh tra trong đó thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, quyết định xử lý sai phạm về hành chính; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm; kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hồn thiện chính sách, pháp luật; báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra.

- Định kỳ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Thanh tra Sở GTVT Hà Nội để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong ngành.

vị trực thuộc của Sở giao thông vận tải Hà Nội; các quy định phối hợp giữa Thanh tra Sở GTVT Hà Nội với các cơ quan hữu quan; từ đó, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong ngành.

Thứ ba, ban hành thông tư quy định về xử lý cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giao thông vận tải vi phạm pháp luật.

Việc xử lý cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ

luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm

2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi

thường, hoàn trả của viên chức, nhưng những vi phạm có tính chất đặc thù

trong các lĩnh vực công tác của ngành giao thông vận tải hiện vẫn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và quy định của ngành nên khơng có căn cứ pháp lý để xử lý.

Về nguyên tắc, trách nhiệm xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính Nhà nước thuộc về thủ trưởng. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình tiếp nhận, xác minh và đề xuất hình thức xử lý thường được giao cho cơ quan thanh tra. Trường hợp xử lý vi phạm của cán bộ, cơng chức, viên chức là đảng viên cịn có sự tham gia của cơ quan kiểm tra của Đảng bởi theo quy định của Điều lệ Đảng, đảng viên vi phạm pháp luật của Nhà nước cũng chính là vi phạm kỷ luật Đảng. Như vậy, thẩm quyền xử lý những vi phạm của các chủ thể nói trên có sự chồng chéo nhau trong quy định. Hiện tại chưa có văn bản nào quy định quan hệ phối hợp trực tiếp giữa cơ quan kiểm tra đảng và cơ quan thanh tra nhà nước trong việc xử lý tố cáo cán bộ, cơng chức là đảng viên; do đó, khi xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên thanh tra giao thông vận tải Hà Nội còn lúng túng.

định về xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giao thông vận tải”. Nội dung Thông tư xác định rõ những hành vi vi phạm phải

được xem xét kiểm điểm, xử lý, mức độ, hình thức xử lý; đồng thời quy định về xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên và trách nhiệm phối hợp giữa thanh tra và cơ quan kiểm tra của Đảng trong việc tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn và kỷ cương, kỷ luật trong ngành.

Thứ tư, đề xuất, đóng góp ý kiến cho Bộ giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân thành phố trong việc xây dựng và ban hành những văn bản, quyết định đầy đủ, chi tiết hơn trong lĩnh vực ngành nói chung và về cơ cấu tổ chức và hoạt động Thanh tra sở giao thơng vận tải Hà Nội nói riêng.

Đề xuất, đóng góp ý kiến cho Bộ giao thông vận tải trong việc trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tơ, trong đó có điều chỉnh một số nội dung nhằm tăng cường công tác quản lý đối với loại hình kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng. Công tác kiểm tra thông tin từ thiết bị giám sát hành trình và rà sốt việc cấp phù hiệu xe hợp đồng cũng được ngành Giao thông nâng cao kiểm tra, xử lý vi phạm.

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng và ban hành quy định riêng để góp phần đảm bảo cơng tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố. Cần quy định cụ thể các hành vi được xác định là vi phạm trật tự an tồn giao thơng đơ thị và các chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm, quy định về phạm vi trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện. Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát các văn bản văn bản đã lạc hậu để sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra; ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội thay thế Quyết định 36/2008/QĐ-

UBND ngày 15 tháng 10 năm 2008 về việc thành lập và quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội cho phù hợp những quy định của pháp luật thanh tra hiện hành.

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội khẩn trương có kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 2 năm 2017 quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2017 làm căn cứ để xác định phạm vi hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện tồn đội ngũ cơng chức Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải – từ thực tiễn sở giao thông vận tải thành phố hà nội (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)