2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội tra Sở giao thông vận tải Hà Nội
Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, Thanh tra Việt Nam đã có những đóng góp khơng nhỏ vào sự nghiệp chung của đất nước. Trong suốt q trình đó, ln có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra; không ngừng nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác tranh tra. Tuy nhiên, thời kì trước năm 1990 các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung cịn lẻ tẻ, trình độ lập pháp chưa cao; do đó chưa đáp ứng được những đòi hỏi phức tạp của thực tiễn.
Năm 1990 đánh dấu sự ra đời của Pháp lệnh thanh tra - văn bản có giá trị pháp lý cao điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước. Pháp lệnh thanh tra 1990 là sự tiếp nối phát triển có tính kế thừa các văn bản pháp luật điều chỉnh về tổ chức, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra với nhau và giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan hành chính Nhà nước. Theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra 1990 thì Thanh tra sở GTVT là cơ quan thanh tra của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở và quản lý công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị do sở quản lý trực tiếp. Thanh tra sở gồm có: Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và thanh tra viên.
Quá trình thực hiện Pháp lệnh thanh tra 1990 sau hơn mười năm đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan thanh tra cho phù hợp với tình hình mới. Cơ sở cho việc tổ
chức các cơ quan thanh tra nhà nước là Hiến pháp 1980 với cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Trong cơ chế này, hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện dưới danh nghĩa nhà nước. Vì vậy mà đối tượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra được nhấn mạnh trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 chủ yếu là các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước cũng như các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Trong khi đó, sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 đổi mới cơ chế quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã làm xã hội hóa nhiều lĩnh vực hoạt động. Vấn đề quản lý hành chính nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội càng trở nên bức xúc, do đó đối tượng thanh tra, kiểm tra được mở rộng đến mọi tổ chức, cá nhân và nội dung thanh tra chuyển từ việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu pháp lệnh sang xem xét việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước [17].
Trước những địi hỏi đó thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung mơ hình tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra cho phù hợp với Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật hiện hành là cần thiết. Vì vậy, Chính phủ trình đã trình và Quốc hội thơng qua Luật thanh tra năm 2004. Lần đầu tiên tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao và quy định tương đối đầy đủ về tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước; hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Sự ra đời của Luật thanh tra 2004 và Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật
thanh tra; Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải đã phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chính và tổ
chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo ngành, lĩnh vực. Theo đó, Thanh tra Sở GTVT là cơ quan thanh tra được thành lập ở các cơ quan quản lý Ngành GTVT.
Sau hơn 6 năm thực hiện, Luật thanh tra đã bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm như: những bất cập liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và phương thức hoạt động thanh tra; mơ hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra chưa được quy định rõ ràng, thống nhất, chưa tương xứng với sứ mệnh được giao dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập cho hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên; chưa quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành,…. Kế thừa những nhân tố hợp lý của Luật thanh tra 2004, Luật thanh tra 2010 tiếp tục đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và các cơ quan thanh tra chuyên ngành nói riêng; đồng thời tập trung sửa đổi những quy định liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan thanh tra nhà nước, tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, đảm bảo sự độc lập tương đối trong quá trình thanh tra và độc lập của cơ quan thanh tra với thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp, …..
Hiện nay, việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật thanh tra 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành mà cịn có các nghị định, thơng tư như: Nghị định 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao thông vận tải; Thông tư số 68/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ GTVT quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành giao thông vận tải; Thông tư số 02/2014/TT-BGTV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ GTVT quy định
quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; cơng tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành giao thông vận tải;… Ngồi ra cịn có Luật giao thông đường bộ 2008, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Như vậy, có thể thấy pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra ngành giao thơng vận tải nói riêng đã tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội. Hệ thống văn bản quy phạm pháp về thanh tra Sở ngày càng được chú trọng đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cơng tác quản lý; những địi hỏi của xã hội và bảo đảm tính đặc thù của cơng tác thanh tra. Thời gian qua, Thanh tra Sở đã đạt được kết quả nhất định trong cơng tác quản lý hành chính nhà nước về giao thơng vận tải và đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay quá trình thực hiện Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang bộc lộ những bất cập về tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung và Thanh tra Sở giao thơng vận tải nói riêng.