tra Sở giao thông vận tải Hà Nội
Luật Thanh tra Số 56/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan thanh tra nói chung và thanh tra giao thơng vận tải nói riêng đổi mới, kiện tồn tổ chức và hoạt động.
Thứ nhất, về tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra Sở giao thơng vận tải nói riêng.
Luật Thanh tra năm 2010 khơng phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chính và tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo ngành, lĩnh vực mà chỉ quy định về các cơ quan thực hiện
+ Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
+ Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (một số tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở).
Luật Thanh tra năm 2010 đã bước đầu khắc phục được những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành khi quy định hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm các cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Việc thay đổi về tổ chức như trên nhằm nâng cao tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời xác định rõ đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, khắc phục sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
Thứ hai, về hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra Sở giao thơng vận tải nói riêng
Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục điều chỉnh và khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, Luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, đồng thời quy định những vấn đề có tính ngun tắc về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành, còn thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành sẽ do Chính phủ quy định. Thực hiện Luật thanh tra 2010, Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao thông vận
tải đã góp phần cụ thể hóa cơ cấu tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ và hoạt động
thanh tra ngành giao thơng vận tải nói chung và Thanh tra Sở GTVT Hà Nội nói riêng. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chun ngành cũng như cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; cơng tác phịng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải ở địa phương của cơ quan Thanh tra Sở GTVT.
Bên cạnh đó, để xác định rõ hơn vai trị của các cơ quan thanh tra, đảm bảo hoạt động thanh tra thực sự có hiệu lực, hiệu quả, Luật thanh tra 2010 đã tập trung tăng cường các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra cũng như người đứng đầu các cơ quan này. Đồng thời, phân định, làm rõ các nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra với nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra với nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan thanh tra. Luật thanh tra 2010 đã bổ sung hình thức thanh tra thường xuyên tại Khoản 3, Điều 37: “Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”. Hoạt động thanh tra thường xuyên gắn liền với hoạt động quản lý hành chính, mang tính thường xuyên, liên tục theo yêu cầu quản lý hành chính nhà nước và do cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện.
Như vậy, pháp luật thanh tra hiện nay đã đạt được bước tiến mới trong nhận thức về hoạt động thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành trở nên chủ động, mạnh mẽ hơn, hiệu quả cao hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý hành chính nhà nước nhà nước theo ngành, lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi mặt của đời sống xã hội; đáp ứng kịp thời cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2. Nhược điểm của cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội