Sở giao thông vận tải Hà Nội
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ: tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về các điều kiện trong kinh doanh vận tải, về bảo đảm trật tự, an toàn trong q trình tham gia giao thơng; tun truyền, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thơng,…; góp phần giữ vững an ninh, trật tự an tồn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của Thành phố. Từ đó, góp phần tăng cường pháp chế, trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thơng qua cơng tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động thanh tra thời gian qua cịn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Qua nghiên cứu tình hình thực tế cơng tác Thanh tra Sở GTVT Hà Nội rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội chưa thực sự chú trọng việc tiến hành hoạt động thanh tra cả về số lượng và chất lượng thay vào đó lại thực hiện nhiều hoạt động kiểm tra, giám sát. Đây là thực trạng chung của các cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay chứ khơng riêng gì Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội.
Theo quy định của Luật giao thơng đường bộ thì Thanh tra Sở có nhiệm vụ thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường đối với xe cơ giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội vẫn cịn chú trọng cơng tác kiểm tra các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ; giám sát các kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.... Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là gì? Đó là câu hỏi chung của ngành thanh tra cần phải tìm ra lời giải để từ đó có biện pháp khắc phục. Theo tác giả, sở dĩ tình trạng cơ quan thanh tra thực hiện nhiều hoạt động kiểm tra, giám sát là
vì những lý do sau đây: Thứ nhất, năng lực trình độ của đội ngũ nhân sự làm công tác thanh tra trong các cơ quan thanh tra nhà nước còn hạn chế dẫn đến việc nhầm lẫn trong tính chất cơng vụ được giao. Thứ hai, Sở GTVT thiếu những tổ chức được giao thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của sở; do đó thanh tra sở sẽ kiêm ln những hoạt động kiểm tra, giám sát. Thứ ba, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thứ tư, thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ GTVT)
Theo thống kê trong năm 2014 – 2016, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội thực hiện công tác giám sát kỳ sát hạch cấp GPLX ô tô, kết quả giám sát như sau:
Năm 2014: Thanh tra Sở đã tham gia giám sát kỳ sát hạch cấp GPLX ô tô: 32/604 đạt tỷ lệ 5,3 % giám sát kỳ sát hạch cấp GPLX mô tô: 28/1251 đạt tỷ lệ 2,23 % theo sự phân công của Sở GTVT Hà Nội.
Năm 2015: Thanh tra Sở GTVT Hà Nội thực hiện giám sát 30/400 kỳ sát hạch cấp GPLX ô tô đạt tỷ lệ 7,5%; giám sát 29/1200 kỳ sát hạch cấp GPLX mô tô, đạt tỷ lệ 2,4%.
Năm 2016: Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã thực hiện giám sát 30/400 kỳ sát hạch cấp GPLX ô tô đạt tỷ lệ 7,5%; giám sát 29/1200 kỳ sát hạch cấp GPLX mô tơ, đạt tỷ lệ 2,4%.
Ngồi ra, Luật thanh tra 2010 khơng có quy định về hoạt động vừa thanh tra vừa kiểm tra nên việc Thanh tra Sở GTVT Hà Nội thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất như hiện nay dựa vào Quyết định 36/2008/QĐ-UBND là chưa phù hợp và cần được khắc phục.
Thứ hai, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp cả về tổ chức và hoạt động. Vì vậy, tính chủ động và độc lập trong tổ chức, hoạt động của thanh tra sở chưa cao, cụ thể là:
thủ trưởng cơ quan thanh tra khơng có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra; thẩm quyền quyết định tự thanh tra còn hạn chế, nhất là quyết định thanh tra đột xuất; thiếu cơ chế giám sát thực hiện kết luận thanh tra; những kiến nghị xử lý vi phạm của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội chưa thực sự hiệu quả và tính cơng khai minh bạch trong hoạt động thanh tra còn thấp.
Thứ ba, quyền hạn và hiệu lực Thanh tra Sở GTVT Hà Nội còn hạn chế, cụ thể là: đối với những vi phạm nghiêm trọng cơ quan thanh tra sở chủ yếu là kiến nghị xử lý, vì vậy những kiến nghị thanh tra chưa thực sự hiệu quả do phụ thuộc nhiều vào thái độ xem xét và tiếp thu của cơ quan có thẩm quyền. Ngồi ra, mục đích của hoạt động thanh tra là phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi thanh tra sở phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật lại khơng có quyền quyết định tiến hành thanh tra. Đối với vụ việc vi phạm diễn biến phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì phải chờ có quyết định thanh tra đột xuất của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước, do đó có thể thấy quyền hạn của cơ quan thanh tra sở hiện nay chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, năng lực của thanh tra viên còn hạn chế: thiếu kĩ năng chuyên môn, thiếu kĩ năng giao tiếp, đối thoại, giải quyết xung đột và xử lý tình huống. Trong những vụ việc phức tạp, đối tượng thanh tra khơng hợp tác thì thanh tra viên tỏ ra lúng túng, bị động, có những trường hợp chưa nắm vững kiến thức chuyên môn dẫn đến việc giải quyết, xử lý vi phạm chưa triệt để. Số lượng công chức thanh tra đào tạo mới cùng với nhân viên lao động hợp đồng của Thanh tra Sở GTVT được bổ sung tương đối nhiều nhưng cả về trình độ và năng lực đều chưa xứng tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn yếu kém về nhiều mặt như tri thức, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ; khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong cơng tác. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, ý
thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cơng chức thanh tra cịn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công tác.
Thứ năm, do lực lượng còn hạn chế, trang bị kỹ thuật còn yếu và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ mạnh mẽ của các lực lượng khác như cơng an, qn đội và chính quyền địa phương nên việc cưỡng chế xử lý vi phạm hành lang an tồn giao thơng gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn giao thông lớn. Công tác phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa được chú trọng, nhiều khi khó tiến hành do chưa có nền tảng pháp lý đủ mạnh. Bên cạnh đó, cịn có sự né tránh, đùn đẩy của cơ quan hữu quan khác trong việc phối hợp với Thanh tra Sở GTVT Hà Nội. Mặt khác, nhiều khi đối tượng thanh tra là thủ trưởng, người có chức vụ, quyền hạn do đó tình trạng nể nang hay e ngại cịn phổ biến; vì vậy mà trong nhiều trường hợp thanh tra khơng đạt được hiệu quả như thiết kế trong luật.
Thứ sáu, việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra chưa hiệu quả; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội. Vì vậy, trong nhiều trường hợp Thanh tra Sở GTVT Hà Nội phát hiện ra những sai phạm sau thanh tra nhưng chưa thể ngăn chặn, xử lý kịp thời, làm giảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Thứ bảy, đối tượng thanh tra gồm nhiều thành phần, nhận thức khác nhau, một số đối tượng tỏ ra khơng hợp tác, có hành vi “luồn lách”, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đồn thanh tra…; thậm chí là chống đối người có thẩm quyền thanh tra. Chính vì vậy mà thanh tra sở gặp nhiều khó khăn trong cơng tác thanh tra và xử lý những vi phạm.
Ví dụ, trong vận tải khách liên tỉnh một số tổ chức, cá nhân tự lập điểm đón, trả khách (bến cóc); nhiều xe chạy tuỳ tiện, lịng vịng đón, trả khách ngoài bến (xe dù); xe chở quá số lượng hành khách; xe khách vận chuyển chất cháy, nổ…. Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã yêu cầu Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các lực lượng Cảnh sát giao thơng, Cảnh sát trật tự, chính quyền địa phương tuần tra kiểm soát, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm theo đúng quy định. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra chưa thực sự hiệu quả, hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn 29 điểm tồn tại hoạt động “xe dù, bến cóc”. Cụ thể, tại quận Hồn Kiếm có 10 điểm, Đống Đa cịn 1 điểm, Hồng Mai 2 điểm, Cầu Giấy 3 điểm, Nam Từ Liêm 3 điểm, Bắc Từ Liêm có 4 điểm và nhiều nhất là Thanh Xuân lên tới 6 điểm.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: thiếu sự quy hoạch có tầm nhìn phù hợp với hồn cảnh, cơng tác quản lý hành chính nhà nước về vận tải và trật tự an toàn giao thơng của các cấp cịn nhiều thiếu sót, bng lỏng; thiếu phương tiện kết nối giữa các bến xe; các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, thường xuyên và xử lý chưa nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật chưa được chú trọng…
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI