hành chính nhà nƣớc
Bộ máy hành chính Nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong lĩnh vực hành pháp. Trong đó phải kể đến vai trị quan trọng của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo TS. Phan Trung Hiền:
Cơ quan hành chính Nhà nước là một hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước được thành lập theo Hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách chủ yếu, thường xuyên và liên tục [32, tr.71].
Theo TS. Nguyễn Thanh Bình:
Cơ quan hành chính Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt dộng chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định [33, tr.189].
Theo Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [23]. Ngồi việc thực hiện việc kiểm sốt các quyền lực nhà nước thì trong nội bộ các cơ quan thực hiện từng quyền lực cũng phải thực hiện sự kiểm soát. Thanh tra là một trong những cơ chế kiểm soát thiết yếu đặt ra trong quản lý hành chính nhà nước để tự kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Pháp lệnh thanh tra 1990 đã khẳng định: “Thanh tra là một chức năng
thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa” [36, tr.3]. Ở nước ta, hoạt động thanh tra phục vụ trực tiếp cho
u cầu quản lý hành chính do đó cơ quan thanh tra phải được đặt trong các cơ quan hành chính Nhà nước - hệ thống cơ quan đảm nhiệm trách nhiệm thi hành pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức thanh tra ngành giao thông vận tải hiện nay, được mơ tả trong hình 1.1 dưới đây như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức thanh tra ngành giao thông vận tải hiện nay
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải, Chuyên trang thanh tra ngành GTVT)
Cơ quan thanh tra GTVT là cơ quan thanh tra chuyên ngành thuộc hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, đóng vai trị quan trọng trong việc giúp kiểm soát quyền lực Nhà nước bên trong hệ thống cơ quan hành pháp. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giao thông vận tải gồm: Thanh tra Bộ GTVT là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT; Thanh tra Sở GTVT thuộc Sở GTVT và các cơ quan giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Hiện nay, việc tổ chức các cơ quan Thanh tra GTVT trong bộ máy hành chính nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc song trùng trực thuộc; mỗi cơ quan Thanh tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan Thanh tra nhà nước cấp trên về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.
Về Thanh tra Bộ GTVT
Thanh tra Bộ GTVT là cơ quan của Bộ GTVT, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTVT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ GTVT chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ GTVT, đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ GTVT gồm có: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ.
Hiện nay, Thanh tra Bộ GTVT được thành lập các Phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Phòng thanh tra số 1, Phòng thanh tra số 2, Phòng thanh tra số 3, Phòng thanh tra số 4, Phòng thanh tra số 5, Phòng thanh tra số 6.
Về Thanh tra sở GTVT
Thanh tra Sở GTVT là cơ quan của Sở GTVT, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở gồm có: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.
Thanh tra Sở GTVT chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
Về các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Pháp luật thanh tra hiện hành quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành GTVT gồm:
Tổng cục, Cục thuộc Bộ GTVT được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam.
Cơ quan tương đương Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành GTVT: Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Ngoài ra, cịn có cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.