Sự cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 107)

3.1.1.1. Xu thế tồn cầu hố nền kinh tế thế giới

Theo quy luật phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, thì nền kinh tế các nước đã và đang gắn bó hữu cơ và tuỳ thuộc vào nhau, nền kinh tế thế giới mang tính tồn cầu và phân công lao động quốc tế đạt trình độ ngày càng cao. Từ đó, phân cơng lao động quốc tế có thể lợi dụng ưu thế về kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động, tài nguyên đất đai, thị trường của các nước, đặt biệt là những nhân tố quan trọng như các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính ra đời với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng mạnh (WTO, EU, IMF, WB, NAFTA, ASEAN ...). Đồng thời, vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng như tình trạng phá rừng, khai thác, sử dụng bừa bãi đất, sông, biển ... mà giải quyết những vấn đề này địi hỏi phải có sự hợp tác trách nhiệm của tất cả các nước, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.

Vì vậy, xu hướng tồn cầu hố nền kinh tế tất yếu kéo theo vấn đề hội nhập kinh tế của các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Mỗi nước đều có những bước đi và cách tiếp cận riêng của mình vào q trình tồn cầu hố nền kinh tế. Song việc giải quyết vấn đề này các nước đều phải quan tâm đặc biệt tới các vấn đề công nghệ, kỹ thuật, vốn, sức lao động, tài nguyên và thị trường trong đó đất đai cũng là vấn đề quan trọng.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế Thế giới và và Khu vực, nên yêu cầu hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp với xu hướng tồn cầu hố kinh tế là rất cần thiết. Trước hết, vấn đề sử dụng

định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2003

103

đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài về đầu tư vào Việt Nam, nhất là về quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các chủ thể này trong quá trình khai thác, sử dụng đất, phải được quan tâm hàng đầu.

3.1.1.2. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam

Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta (Nghị quyết IX) đã khẳng định nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong 4 nguy cơ đã và đang đặt ra trong phát triển kinh tế nước ta. Vì vậy, trên cơ sở phân tích xu hướng tất yếu tồn cầu hoá nền kinh tế, Nghị quyết IX đã xác định đường lối phát triển kinh tế là đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Các thành phần kinh tế khác tuân theo pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Nghị quyết IX cũng khẳng định thành phần kinh tế có vốn ĐTNN được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng vào khâu xuất khẩu, xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn

định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2003

104

ĐTNN. Đồng thời phát triển kinh tế phát gắn liền với tạo lập, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường bao gồm thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản trong đó có QSDĐ.

Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất nói chung và của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam nói riêng, đang là nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước ta, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

3.1.1.3. Thực tiễn sử dụng đất của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam

Tính đến hết tháng 4 năm 2002, đã có gần 4.000 dự án được cấp giấy

phép đầu tư, trong đó có 3.200 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là 38 tỷ USD và vốn thực hiện là 21 tỷ USD. Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã quyết định cho thuê đất để triển khai 374 dự án ĐTNN với tổng diện tích đất là 31.359,75 ha và 1.057,20 ha mặt biển; trong đó: lấy từ đất nơng nghiệp là 8.334,14 ha (chiếm 26,57% tổng diện tích cho thuê), đất lâm nghiệp: 2.349,91 ha (chiếm 7,49% tổng diện tích cho thuê). So với tổng số dự án được cấp giấy phép đầu tư và đang hoạt động hiện nay (khoảng 3.200 dự án) thì số dự án được Chính phủ cho thuê đất chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (11,68%), mà chủ yếu là tập trung ở cấp tỉnh.

Những kết quả trên đây có phần đóng góp quan trọng của chính sách, pháp luật đất đai. Đặc biệt, thời gian qua, cũng như nhiều lĩnh vực khác, các chính sách, pháp luật đất đai đã khơng ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhằm tạo mơi trường pháp lý thơng thống để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ vấn đề sửa đổi quy định về thẩm quyền cho thuê đất:

định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2003

105

- Trước ngày 01/01/1995 (ngày Nghị định số 191/CP ngày 28/04/1994 của Chính phủ về ban hành quy chế hình thành, thẩm định và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp của nước ngồi có hiệu lực), việc thuê đất để thực hiện mọi dự án ĐTNN đều do Chính phủ quyết định.

- Từ ngày 01/01/1995, Chính phủ đã thực hiện sự phân cấp trong việc quyết định cho thuê đất để thực hiện các dự án ĐTNN: Chính phủ quyết định cho thuê đất đối với các trường hợp:

+ Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, các

dự án BOT;

+ Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu đô la Mỹ trở lên thuộc các nghành

điện, khai khống, dầu khí, luyện kim, xi măng, hố chất, cơ khí, điện tử, cảng biển, viễn thơng, trung tâm thương mại, khu văn hố, du lịch, kinh doanh bất động sản;

+ Các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; các dự án sử dụng từ 5

ha đô thị trở lên và đất khác từ 50 ha trở lên.

Còn lại do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định các dự án khác.

- Từ ngày 01/03/1997 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 18/12/1997, thực hiện một bước nữa trong việc phân cấp mạnh quyền cho địa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai đối với các dự án có vốn ĐTNN, thẩm quyền quyết định cho thuê đất: Chính phủ chỉ xem xét, quyết định cho thuê đất đối với các dự án từ 5 ha đất đô thị trở lên, các loại đất khác từ 50 ha trở lên ...

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/06/2001 được thông qua và cùng với việc ban hành Nghị định số 66/2001/NĐ-CP

định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2003

106

ngày 28/09/2001 của Chính phủ đã phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố quyết định cho thuê đất với tất cả các dự án ĐTNN.

Từ thực tiễn tình hình ĐTNN vào Việt Nam, Nhà nước đã ban hành những chính sách và những văn bản pháp luật nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngồi vào Việt Nam, trong đó có vấn đề mở rộng các QSDĐ của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với những mốc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998, năm 2001, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và việc Chính phủ ban hành các văn bản như: Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 và Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/09/2001 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nhiều Nghị định khác.

Nhằm khuyến khích trực tiếp các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thuê đất tại các KCX, KCN, KCNC, mà không phải qua Ban quản lý hoặc doanh nghiệp kinh doanh mặt bằng KCX, KCN, KCNC, pháp luật đã quy định cấp thẳng giấy chứng nhận QSDĐ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thuê lại đất tại các KCX, KCN, KCNC và quy định cho họ có các quyền như chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ thuê đó.

Với mục tiêu nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, nhất là sau những năm khủng hoảng tài chính khu vực, để mở rộng cơ hội huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh từ các tổ chức tín dụng, pháp luật quy định cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN được thế chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam kể cả Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài để vay vốn kinh doanh.

định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2003

107

Đất đai thực tế đã là tài sản lớn cho bên Việt Nam, song thực lực hợp tác sản xuất của hộ gia đình, cá nhân trong nước những năm qua ngày càng nâng cao và nhu cầu học tập kinh nghiệm và nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh từ đối tác nước ngồi trong nhân dân địi hỏi phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Vì vậy, pháp luật quy định quyền của các tổ chức trong nước được góp vốn bằng giá trị QSDĐ cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân nước ngồi.

Giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư là một trong những

vấn đề phức tạp nhất trong giai đoạn vừa qua và hiện nay. Vì vậy, pháp luật đất đai đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc của các nhà ĐTNN trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng việc quy định cụ thể các nguyên tắc và trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thực hiện, Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với các văn bản pháp quy khác như:

- Vấn đề mở rộng thêm hình thức sử dụng đất (giao đất có thu tiền sử dụng đất có thời hạn);

- Vấn đề Doanh nghiệp có vốn ĐTNN thuê đất của hộ gia đình, cá nhân;

- Mở rộng hơn quyền thế chấp QSDĐ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN; cho phép chuyển nhượng QSDĐ được giao có thu tiền sử dụng đất, đất được thuê mà đã trả trước tiền thuê đất, người nhận chuyển nhượng được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn cịn lại, đúng mục đích được giao, được thuê; mở rộng quyền cho thuê, cho thuê lại đất kèm theo nhà xưởng, kho bãi ...

định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2003

108 - Kéo dài thời hạn sử dụng đất tạo tâm lý yên tâm đầu tư và có đủ thời

gian kinh doanh lâu dài;

- Được Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ trong vấn đề xác định giá đất (thành lập cơ quan định giá, cơ quan đăng ký ...);

- Gắn kết chuyển đổi hình thức kinh doanh với hình thức sử dụng đất;

- Đơn giản các thủ tục hành chính, tăng cường năng lực cơ quan đăng ký, quản lý bất động sản ...

Đồng thời, hệ thống pháp luật về đất đai cũng cần sửa đổi theo đúng tiến độ, lộ trình gia nhập các tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc tham gia hoặc đang hướng tới tham gia. Như giải quyết vấn đề thế chấp, chuyển nhượng QSDĐ của các doanh nghiệp quốc tịch Mỹ và Việt Nam đã cam kết trong Hiệp định Thưong mại Việt - Mỹ. Hoặc vấn đề sử dụng đất đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam gắn với các quy định của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) ...

3.1.2. Các căn cứ

3.1.2.1. Thực trạng

Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định cho Doanh nghiệp kinh doanh có cơ sở hạ tầng tại KCN mới có quyền cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng. Có một số doanh nghiệp khơng thuộc loại đối tượng trên do chưa tính tốn hết khả năng về thị trường, về các biến động khách quan ... nên sau khi đi vào hoạt động mà vẫn chưa huy động hết công suất, dẫn đến dư thừa nhà xưởng, kho bãi, mặt bằng cơng nghiệp, cơng trình hạ tầng đi kèm, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh do trong giá thành sản phẩm có tỷ lệ khấu hao tài sản cố định quá lớn, lãng phí tài sản của doanh nghiệp, của xã hội. Vì vậy, pháp luật cần quy định cho phép doanh nghiệp này có quyền cho thuê, cho thuê lại đất đai gắn liền với nhà xưởng, kho bãi ... mà các doanh nghiệp này

định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)