Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 96 - 98)

2.1.3 Nội dung và việc thực hiện các quyền về sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư

2.1.3.3 Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Thực chất quyền này được hiểu theo Điều 14-K2, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp, đó là trường hợp “thành lập doanh nghiệp mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các nhà ĐTNN phải bảo đảm những điều kiện nêu trong Điều 14 của nghị định này;

thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 93

và Điều 30-K3c cũng đồng thời quy định việc qóp vốn bằng giá trị QSDĐ thuê lại để hợp tác liên doanh,...

Chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ và Xử lý QSDĐ khi chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ thực hiện theo quy định tại Thông tư

1417/1999/TT-TCĐC (Mục VII) và Điều 39 - K3,4,5 và Điều 40 - K2,3,5 (Nghị định số 17/1999/NĐ-CP), quy định này chỉ áp dụng đối với liên doanh dùng QSDĐ của mình góp vốn để thành lập cơng ty mới, cụ thể như sau:

(i) Đối với doanh nghiệp liên doanh, việc chấm dứt góp vốn bằng giá trị QSDĐ, ngoài trường hợp trên, còn được thực hiện theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do vi phạm nghiêm trọng các quy định của

pháp luật về đất đai, thì đất đó sẽ bị Nhà nước thu hồi;

(ii) Việc chấm dứt góp vốn bằng giá trị QSDĐ do bị tuyên bố phá sản. QSDĐ đã đem góp vốn được xử lý theo Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà án nhân dân:

+ Người nhận QSDĐ và tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cá nhân

trong nước, được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích và trong thời hạn giao đất, thuê đất còn lại;

+ Người nhận QSDĐ và tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cá nhân

nước ngoài, được Nhà nước cho thuê đất và phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp khơng có người nhận QSDĐ và tài sản gắn liền với đất,

Nhà nước thu hồi đất đó;

(iii) Việc chấm dứt góp vốn bằng giá trị QSDĐ do giải thể, QSDĐ đã góp vốn được xử lý theo thoả thuận của các bên.

thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 94 Thực tế, việc thực hiện quyền này chưa phải là vấn đề lớn, được thường xuyên đề cập, mặc dù đã có quy định. Song, mới chỉ có hầu hết là Bên Việt Nam tham gia liên doanh với nước ngồi do khơng có đủ vốn, nên dùng QSDĐ của mình làm vốn góp mà thơi. Cịn việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ của doanh nghệp có vốn ĐTNN, hoặc doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN để thành lập liên doanh mới hiện chưa phổ biến.

Cùng với thực tế áp dụng rất phức tạp như đã trình bày trong mục 2.1.2 “Phần vốn pháp định góp bằng giá trị QSDĐ của tổ chức kinh tế Việt Nam...”, việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ nói chung hiện đang cịn nhiều điều bất cập, vì vậy nhiều ý kiến cho rằng khơng nên duy trì hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ để liên doanh với người nước ngoài, trong các quy định của Luật Đất đai mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)