Thực hiện việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 80 - 83)

2.1.2 Phần Vốn pháp định được góp bằng giá trị quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế Việt

2.1.2.4 Thực hiện việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Cơ chế cho phép bên Việt Nam được góp vốn pháp định bằng giá trị QSDĐ liên doanh với các nhà ĐTNN, được coi là sự sáng tạo của Việt Nam, có tác dụng làm tăng khả năng tiếp cận của các tổ chức kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm được các đối tác nước ngoài trong điều kiện eo hẹp về vốn, hiện nay, có tới 90% trong tổng số vốn góp của bên Việt Nam trong liên doanh bằng giá trị QSDĐ (Báo Tài chính doanh nghiệp tháng 10/ 2001).

- Việc quy định hình thức góp vốn đối với các bên trong liên doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng: nó gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu tranh thủ vốn, kỹ thuật, mở rộng thị trường và học hỏi kinh nghiệm thành lập và tổ chức hoạt động của các liên doanh; có ảnh hưởng khơng nhỏ tới quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của liên doanh. Các quy định pháp luật cho việc góp vốn như đã trình bày xem ra cũng tương đối đầy đủ, song việc thực hiện các quy định đó trong thực tế mới là việc cần quan tâm hơn, nhất là

thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 77

trong bối cảnh hiện nay thì sự phù hợp là điều cần phải nghiên cứu nhiều, cụ thể là:

+ Quy định về hình thức góp vốn này được áp dụng rộng rãi đáp ứng

được mục tiêu thu hút ĐTNN; song không phải lúc nào cũng có những tác dụng tích cực đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể xem xét một thực tế là: cứ doanh nghiệp hoặc đơn vị nào đang có đất được quy hoạch hoặc được các nhà ĐTNN chọn đặt địa điểm dự án trong lúc chờ được duyệt quy hoạch đều đề nghị được làm đối tác liên doanh bất kể mục đích hoạt động của doanh nghiệp đó là gì, dù khơng thuộc chun ngành mình quản lý, khơng có cán bộ đạt trình độ chun mơn, nghiệp vụ để tham gia quản lý điều hành liên doanh. Hay nói cách khác là chưa tính đến năng lực của doanh nghiệp trước khi tham gia liên doanh dưới góc nhìn của một nền “kinh tế hiện đại”. Vì vậy, dẫn đến hậu quả là thường bị các nhà ĐTNN “qua mặt”, hoặc ngược lại cản trở công việc kinh doanh của doanh nghiệp..., gây nhiều thua thiệt cho lợi ích của bên Việt Nam và lớn hơn là của quốc gia.

+ Để chứng minh cho nhận xét trên có thể xem xét một số trường hợp

cụ thể là bài học đắt giá cho những non kém, thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện cơ chế, chính sách thu hút và quản lý ĐTNN dưới hình thức liên doanh này khi chưa đủ điều kiện đã đề cập. Như việc lắp ráp xe ơtơ có 14 liên doanh với công suất thiết kế 182.000 xe/năm, trên thực tế đến giữa năm 2002 mới đạt chưa đến 5%; xây dựng nhiều KCN, KCX (67 liên doanh đến 31/12/2000) nhưng tỷ lệ diện tích đất đã cho thuê lại chỉ đạt 33,7%. Rồi việc nhập thiết bị cũ tân trang lại tính giá cao trong các ngành công nghiệp,... đã gây nên tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp liên doanh hoặc việc cố tình thua lỗ để loại bỏ đối tác Việt Nam, chuyển liên

thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 78

doanh thành doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN (ví dụ như Coca-cola Chương Dương; BGI Tiền Giang,...) [Báo Tài chính tháng 4/2002].

- Với cơ chế doanh nghiệp nhà nước được phép góp vốn liên doanh bằng giá trị QSDĐ, phải nhận nợ với ngân sách nhà nước... và phải hoàn trả số nợ đó bằng nguồn lợi nhuận liên doanh được chia..., trong một chừng mực nào đó đã khơng khuyến khích được sự quan tâm của doanh nghiệp đến hiệu quả của việc góp vốn liên doanh. Hơn nữa, những năm đầu tiên tiến hành kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp liên doanh đều bị lỗ, phía Việt Nam khơng được chia lợi nhuận vì vậy cũng khơng có nguồn để trả nợ cho ngân sách; trong khi đó Nhà nước vẫn luôn thu được khoản tiền thuê đất hàng năm của các doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hơn nữa, do giảm giá tiền thuê đất trong các trường hợp quy định tại Thông tư số 81/1999/TT-BTC (30/6/1999) hướng dẫn thực hiện một số biện pháp khuyến khích ĐTNN... nên phần vốn góp bằng QSDĐ của bên Việt Nam giảm đáng kể. Chính điều này, ít nhiều đã kéo theo sự giảm sút về vị thế của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Hoặc trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ổn định giá trị phần vốn góp, khi giá đất thực tế tại khu vực xác định thấp hơn so với quy định nhưng không được điều chỉnh (chưa đến mức điều chỉnh quy định) cũng làm cho nhà ĐTNN có ý kiến phân vân, không thoả mãn (ý kiến của đại diện công ty VEMP đã đề cập ở phần trên).

- Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện đang được đề cập, Cơng ty liên doanh Chinfon là một cơng ty có định hướng cổ phần hố. Đây là một cơng ty liên doanh có vốn pháp định được góp bằng giá trị

thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 79

QSDĐ. Song chưa có phương án xử lý đối với giá trị QSDĐ góp vào liên doanh.

- Doanh nghiệp Unilever Việt Nam có bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị QSDĐ nhưng Doanh nghiệp lại không được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ với lý do là chưa có Giấy chứng nhận hoặc là làm chưa đủ thủ tục cấp đất hoặc Sở Địa chính chưa làm thủ tục cấp đất cho doanh nghiệp tham gia liên doanh...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)