Vốn pháp định và việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 75 - 77)

2.1.2 Phần Vốn pháp định được góp bằng giá trị quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế Việt

2.1.2.1 Vốn pháp định và việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 71

được trong thời gian hiện nay. Song những quy định chung về xác định khung giá đất (làm cơ sở cho UBND địa phương quy định giá cụ thể áp dụng tại địa phương mình) cho đến nay hầu như khơng cịn phù hợp với thực tế nữa. Dự thảo Nghị định Quy định khung giá các loại đất và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất và Thông tư liên bộ hướng dẫn thi

hành Nghị định này đã được dự thảo từ giữa năm 2002.

2.1.2. Phần vốn pháp định được góp bằng giá trị quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế Việt Nam với Bên nước ngoài để thành lập của tổ chức kinh tế Việt Nam với Bên nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh

Từ khi luật Đầu tư nước ngoài được ban hành (12/1987), các tổ chức kinh tế Việt Nam được phép góp vốn để thành lập Doanh nghiệp liên doanh cùng thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, một loại hình của doanh

nghiệp có vốn ĐTNN đã được đề cập ở chương 1. Các tổ chức kinh tế này

được phép góp vốn với các nhà ĐTNN bằng giá trị QSDĐ thuê của Nhà nước. Việc góp vốn pháp định bằng giá trị QSDĐ của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện theo các quy định pháp luật như sau.

2.1.2.1. Vốn pháp định và việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đất

Vốn pháp định: Điều 2 (K18,19) - Luật ĐTNN tại Việt Nam quy định

“vốn đầu tư” là vốn để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm vốn pháp định và vốn vay. “Vốn pháp định” của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp, được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp và ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Giá trị phần vốn góp của mỗi bên trong doanh nghiệp liên doanh được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vốn. Tiến độ góp vốn do các bên thoả thuận ghi trong Hợp đồng liên doanh và được cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư chấp thuận. Các bên chia lợi nhuận và chịu rủi ro của doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi

thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 72

bên, trừ trường hợp có thoả thuận khác quy định trong hợp đồng liên doanh (Điều 9,10, Luật ĐTNN và Điều 14, Nghị định 24/2000/CP.

Vốn pháp định góp bằng giá trị QSDĐ: Luật ĐTNN tại Việt Nam, Nghị

định số 24/2000/CP (Điều 16, 14-K2) quy định tỷ lệ vốn pháp định so với vốn đầu tư của doanh nghiệp; và tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các Bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Trong thực tế, giá trị tài sản của bên Việt Nam tham gia liên doanh thường quá thấp, do đó việc góp vốn liên doanh chủ yếu dựa vào giá trị QSDĐ (tiền thuê đất, hoặc tiền sử dụng đất phải trả khi được nhận đất) [Đ78, Luật Đất đai hiện hành].

Phần vốn pháp định của bên Việt Nam góp trong doanh nghiệp liên doanh bằng giá trị QSDĐ do các bên thoả thuận trên cơ sở mức giá tiền thuê đất được UBND cấp tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành (Điều 16, NĐ số 24/2000/CP) và được giữ ổn định trong suốt thời gian cam kết góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc nộp tiền thuê đất, góp vốn bằng giá trị QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân trong nước (Thông tư số 35/2001/TT-BTC). Giá trị QSDĐ khi được nhất trí là một phần vốn pháp định của công ty liên doanh sẽ được thẩm định về tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của bên Việt Nam theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 12/2000/TT-BKH. Bên Việt Nam có trách nhiệm nhận nợ với Ngân sách Nhà nước số vốn đã góp bằng giá trị QSDĐ và có trách nhiệm hồn trả số nợ đó cho Nhà nước theo quy định của Bộ Tài Chính. Giá trị tiền

thuê đất được coi là vốn ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp khơng phải ghi nhận nợ và khơng phải hồn trả tiền thuê đất, nhưng

phải nộp thuế tài sản theo quy định của pháp luật (Điều 28-Nghị định

thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 73

Các bên Việt Nam được góp vốn liên doanh bằng giá trị QSDĐ, bao gồm các các tổ chức kinh tế đã đề cập ở Chương 1 của Luận văn; riêng các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp quốc phịng, an ninh trong thời hạn th đất có quyền góp vốn liên doanh bằng giá trị QSDĐ.

Doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng giá trị QSDĐ góp vốn liên doanh với bên nước ngoài nhưng bị giải thể trước thời hạn mà sau khi sử dụng tiền khấu hao giá trị QSDĐ đất đã trích và lợi nhuận các hoạt động khác của doanh nghiệp không đủ để trả tiền thuê đất, thì xố nợ cho số tiền thuê đất còn lại chưa trả được (30-Mục 2, CV số 3532/TC- QLCS, 19/7/1999). Nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc giải quyết phá sản được thực hiện theo thủ tục quy định trong pháp luật phá sản doanh nghiệp. Phần vốn góp bằng giá trị QSDĐ của bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh, khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản thì giá trị cịn lại của QSDĐ đã góp vốn thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp [18- Điều 53 và 43, Luật ĐTNN tại Việt Nam và Nghị định 24/2000/CP].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)