Cơ sở hoàn thiện pháp luật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng (Trang 105 - 107)

Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề đang đặt ra trước mắt đối với hoạt động của các TCTD và tính hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật. Chủ trương chính sách của Đảng ta trong những năm đổi mới là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nói chung và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nói riêng.

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa tạo ra một chỉnh thể thống nhất, còn nhiều chồng chéo và mâu thuẫn, các văn bản về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản mới chỉ mang tính chất tình thế, tạm thời,

chưa thực sự đảm bảo được các nguyên tắc chung của việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật từ trong xã hội. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản và những vấn đề đặt ra như đã phân tích cho thấy còn nhiều nội dung cần được hoàn thiện trong các quy định của pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. Vấn đề này đặt ra nhu cầu phải hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản cần có sự đổi mới căn bản về cơ chế điều chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD xử lý nhanh tài sản bảo đảm của các khoản nợ vay. Khi hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vaylà bất động sản cần quán triệt những cơ sở có tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy

luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. [5]

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng khẳng định sự tồn tại khách quan, lâu dài. [5]

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để

các quyền về đất đai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Hiện đại hóa hệ thống quản lý hồ sơ địa chính, bất động sản. Phát triển đồng bộ các dịch vụ tư vấn pháp luật, công chứng, thẩm định, đấu giá, đăng ký giao dịch... tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho các giao dịch trên thị trường đất đai, bất động sản. Xây dựng cơ chế tài phán để giải quyết những khiếu nại liên quan đến đất đai. [5]

Thứ tư, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật. [4]

Thứ năm, đảm bảo nguyên tắc vật quyền ở biện pháp thế chấp, bảo vệ

triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm là các TCTD trên cơ sở công nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm tiền vay để tạo thuận lợi cho quán trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. Từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định về thế chấp, cầm cố, cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu theo các nguyên tắc vật quyền bảo đảm, theo đó, người nhận bảo đảm có quyền chi phối trực tiếp đối với tài sản bảo đảm theo các căn cứ luật định [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)