Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục (Điều 184)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 31 - 33)

Đây là một nguyên tắc đặc thù cho giai đoạn xét xử tại Toà án. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục là việc xét xử mà trong đó Tồ án trực tiếp xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ ngay tại phiên toà bằng cách hỏi, trả lời

và đƣợc tiến hành liên tục từ khi bắt đầu phiên toà cho đến khi kết thúc phiên toà. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện:

Khi xét xử, Toà án phải trực tiếp xác định các tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ, ngƣời làm chứng, ngƣời giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự. Nhƣ vậy, Tồ án khơng chỉ căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà ngay tại phiên toà, Toà án trực tiếp kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đã thu thập đƣợc đồng thời trực tiếp xem xét các chứng cứ mới đƣợc đƣa ra để làm cơ sở cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Bản án chỉ đƣợc căn cứ vào những chứng cứ đã đƣợc xem xét tại phiên tồ. Do đó, tại phiên tồ địi hỏi sự có mặt của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Trong những trƣờng hợp do BLTTHS quy định nếu họ vắng mặt thì phải hỗn phiên tồ. Trừ trƣờng hợp sự vắng mặt của họ không ảnh hƣởng đến việc xác định sự thật của vụ án và họ đã có lời khai tại cơ quan điều tra.

Xét xử bằng lời nói thể hiện ở chỗ bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, kiểm sát viên khai báo, trình bày bằng miệng với Hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử đặt những câu hỏi để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Trong phần tranh luận giữa luật sƣ với kiểm sát viên cũng phải thực hiện bằng lời nói. Nếu có ngƣời vắng mặt tại phiên tồ thì Hội đồng xét xử công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra. Đối với trƣờng hợp có ngƣời tham gia tố tụng là ngƣời bị khuyết tật câm thì việc lấy lời khai của họ đƣợc thực hiện thông qua ngƣời biết ký hiệu ngôn ngữ của ngƣời câm.

Xét xử liên tục là việc Toà án tiến hành xét xử một vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên toà. Thủ tục tố tụng tại phiên toà bao gồm các bƣớc thủ tục bắt đầu phiên toà, tranh luận tại phiên toà, nghị án, tuyên án. Các

bƣớc này phải đƣợc diễn ra liên tục trừ thời gian nghỉ cần thiết nhƣ nghỉ trƣa, nghỉ qua đêm, nghỉ ngày lễ…. Trong thời gian xét xử, Hội đồng xét xử phải có mặt liên tục tại phiên tồ. Khi chƣa kết thúc một phiên tồ thì Thẩm phán, hoặc Hội thẩm khơng đƣợc xét xử một vụ án khác.

Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói, liên tục là một nguyên tắc quan trọng khi tiến hành phiên toà. Các nguyên tắc này bảo đảm cho Hội đồng xét xử có thể tập trung ý trí khi giải quyết vụ án. Bằng việc hỏi và trả lời giữa Hội đồng xét xử với ngƣời tham gia tố tụng, Tồ án có thể thu thập, kiểm tra chứng cứ một cách trực tiếp tại phiên tồ. Nhờ đó, Tồ án có thể ra bản án đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)