Các ý kiến phát biểu khi tranh luận * Lời luận tội của kiểm sát viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 59 - 62)

* Lời luận tội của kiểm sát viên.

Khoản 1 Điều 217 BLTTHS quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận nhƣ sau: “Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tồ, kiểm sát viên trình

bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo khơng có tội”.

Nhƣ vậy, tranh luận tại phiên toà sẽ đƣợc bắt đầu bằng lời luận tội của kiểm sát viên. Điều luật quy định “Kiểm sát viên trình bày lời luận tội”. Tức

là lời luận tội này phải căn cứ vào kết quả xét hỏi, những chứng cứ đã đƣợc kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của những ngƣời tham gia tố tụng chứ không phải đọc bản luận tội đã đƣợc chuẩn bị từ trƣớc đó. Có nhƣ vậy việc luận tội của kiểm sát viên mới thực sự khách quan, phù hợp với nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Trên cơ sở đó, lời luận tội của kiểm sát viên phải chứa đựng các nội dung đánh giá chứng cứ, xác định những chứng cứ buộc tội, những chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và đƣa ra đề nghị với Hội đồng xét xử kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung Cáo trạng hoặc kết luận về một tội nhẹ hơn tội danh đã truy tố nhƣng không đƣợc kết luận về hành vi không bị truy tố hoặc kết luận về tội nặng hơn tội mà bị cáo đã bị truy tố. Nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tun bố bị cáo khơng có tội.

Trong trƣờng hợp vụ án đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại, sau khi kiểm sát viên trình bày lời luận tội thì ngƣời ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tồ. (Khoản 3 Điều

51 BLTTHS). Ở đây cần phân biệt lời luận tội của kiểm sát viên và lời buộc

tội của ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ. “Lời luận tội và lời

buộc tội là khác nhau, luận tội có thể có buộc tội hoặc gỡ tội, cịn buộc tội thì khơng thể có gỡ tội”. Hơn nữa, lời luận tội của kiểm sát viên bắt buộc phải có

sự phân tích, đánh giá chứng cứ cũng nhƣ phân tích luật áp dụng thì lời buộc tội khơng bắt buộc phải có sự phân tích này.

* Lời bào chữa của bị cáo hoặc ngƣời bào chữa

Sau lời luận tội của kiểm sát viên, lời buộc tội của ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ (nếu có), bị cáo trình bày lời bào chữa cho mình. Thơng thƣờng, bị cáo thƣờng nhờ đến ngƣời có kiến thức pháp luật giúp mình bào chữa, khi đó ngƣời này trình bày lời bào chữa cho bị cáo nhƣng bị cáo vẫn có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.

Bào chữa là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị cáo. Vì vậy, bị cáo có thể khơng nhờ ngƣời bào chữa hoặc từ chối bào chữa cho mình. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, bảo đảm quyền lợi cho bị cáo, luật quy định một số trƣờng hợp nhƣ bị cáo là ngƣời chƣa thành niên hoặc bị truy tố về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, dù bị cáo khơng nhờ ngƣời bào chữa thì Tồ án phải chỉ định luật sƣ bào chữa cho bị cáo.

* Ý kiến của ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ.

Tiếp sau lời bào chữa của bị cáo hoặc ngƣời bào chữa của bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ đƣợc trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu có ngƣời bảo vệ quyền lợi cho họ thì ngƣời này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.

2.1.3.2. Đối đáp.

Đối đáp tại phiên toà là việc làm rất cần thiết để Hội đồng xét xử xác định sự thật của vụ án. Thông qua việc đối đáp này, ngƣời dự phiên tồ có thể đánh giá đƣợc trình độ, năng lực của kiểm sát viên, ngƣời bào chữa và ngƣời tham gia tố tụng khác đồng thời các tình tiết của vụ án càng đƣợc xem xét một cách thấu đáo. Bị cáo, ngƣời bào chữa và ngƣời tham gia tố tụng khác bình đẳng trong việc trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên và đƣa ra đề nghị của mình. Khi ngƣời tham gia tranh luận có ý kiến khác với ý kiến của kiểm sát viên, kiểm sát viên phải đƣa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Nếu kiểm sát viên không đƣa ra những lập luận để đối đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án, chủ toạ phiên tồ có quyền đề nghị kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến đó. Đây là quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm thực hành quyền công tố của kiểm sát viên, bảo đảm quyền bình đẳng của những ngƣời tham gia phiên toà.

Một quy định mới của BLTTHS năm 2003 so với BLTTHS năm 1988 là quy định “ người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án”. BLTTHS năm 1988

hạn chế việc đối đáp “ chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình

khơng đồng ý”. Quy định này sẽ gây khó khăn trong việc tìm ra sự thật của vụ

án, khơng khuyến khích mở rộng việc tranh tụng tại phiên toà. Theo BLTTHS năm 2003, ngƣời tham gia tranh luận đƣợc quyền đối đáp lại ý kiến của ngƣời khác, việc đối đáp này đƣợc thực hiện cho đến khi các bên chứng minh đƣợc quan điểm của mình. Hội đồng xét xử chỉ có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)