Yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 83 - 87)

TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TỒ HÌNH SỰ SƠ THẨM.

3.2.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm. phiên tồ hình sự sơ thẩm.

Pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng đều xuất phát từ thực tiễn khách quan và đều hƣớng tới mục đích vì con ngƣời và bảo vệ quyền con ngƣời, trong đó bao hàm cả quyền của bị can, bị cáo. Các quyền này chỉ có thể đƣợc bảo đảm khi dựa trên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cho dù các quy định của pháp luật có hồn thiện đến đâu mà thực tế hoạt động xét xử của Toà án kém hiệu quả, vi phạm nghiêm trọng các quy

định về mặt thủ tục thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quyền và lợi ích của bị cáo. Chính vì vậy, hồn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm sẽ là công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền con ngƣời phù hợp với mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền hiện nay. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này phải tuân thủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, trong q trình tìm kiếm các giải pháp để hồn thiện các quy đinh cảu pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm, chúng ta phải xác định mục đích tối thƣợng là các giải pháp kiến nghị đó phải nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng đƣợc tiến hành thuận lợi trong mối quan hệ hài hoà với việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của cơng dân. Có nhƣ vậy, các quy định này mới phát huy đƣợc vai trò trong việc thực hiẹn nhiệm vụ “

phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” .(Điều 1 BLTTHS năm 2003).

Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm phải không xa rời, đi ngƣợc với mơ hình tố tụng truyền thống của Việt Nam. Pháp luật của Việt Nam đã có một lịch sử hình thành lâu đời phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của Việt Nam. Cho đến nay, có thể khẳng định pháp luật của chúng ta thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa ( Civil law ) và theo thủ tục tố tụng xét hỏi, tức là quy trình tố tụng đƣợc diễn ra nhƣ sau : cơ quan điều tra thu thập chứng cứ trƣớc, Viện kiểm sát giám sát lại và lập hồ sơ truy tố rồi chuyển sang Toà án, Toà nghe Cáo trạng, thẩm vấn, tranh luận cuối cùng ra phán quyết. Quy trình này là hợp lý và phù hợp với điều kiện của Việt Nam trƣớc đây. Vì vậy, trong giai đoạn hiện naykhông thể nhanh chóng chuyển đổi hệ thống pháp luật của chúng ta từ hệ thống pháp luật Civil law sang Common law. Việc sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm vẫn phải dựa trên mơ hình tố tụng của chúng ta là mơ hình tố tụng xét

hỏi với việc tuân thủ một loạt các nguyên tắc nhƣ nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo....

Thứ ba, trong bối cảnh tồn cầu hố các hệ thống pháp luật đang có xu hƣớng xích lại gần nhau, nhiều nƣớc trên thế giới không coi “tranh tụng là

chìa khố vạn năng mà kết hợp giữa các trường phái tố tụng (tố tụng thẩm vấn và tranh tụng ) nhằm bảo đảm yêu cầu đấu tranh chống tội phạm và bảo vệ các quyền của công dân“ [ 16 ]. Trên thế giới hiện nay tồn tại hai loại tố

tụng phổ biến là tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng. Mỗi loại tố tụng đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng. Ƣu điểm của tố tụng xét hỏi là thẩm phán đƣợc nghiên cứu hồ sơ trƣớc nên thông thƣờng phiên toà diễn ra theo kế hoạch, tiết kiệm đƣợc thời gian xét xử nhƣng đây cũng chính là lý do khiến thẩm phán có định kiến sẵn về vụ án theo quan điểm của Viện Kiểm sát. Đồng thời, tố tụng xét hỏi không tạo cơ hội để các bên chứng minh các chứng cứ của mình đƣa ra dẫn đến nhiều trƣờng hợp việc xét xử mang tính hình thức, áp đặt. Trong tố tụng tranh tụng thể hiện rõ tính chất dân chủ, cơng khai minh bạch trong suốt quá trình tố tụng, tạo điều kiện tối đa cho các bên bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, hạn chế của tố tụng tranh tụng là loại tố tụng khơng thích hợp cho ngƣời nghèo, ngƣời khơng có tiền th luật sƣ giỏi. Vì vậy, trong nhiều trƣờng hợp, tố tụng tranh tụng có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. Trƣớc đây, khi soạn dự thảo BLTTHS năm 2003 đã có quan điểm chuyển hẳn sang mơ hình tố tụng tranh tụng, trong đó, Viện kiểm sát sẽ hỏi trƣớc, Toà án chỉ hỏi bổ sung. Tuy nhiên, đề nghị đó khơng đƣợc chấp nhận vì lúc đó chƣa phải là thời điểm thích hợp, việc thay đổi đột ngột sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta. Pháp luật Việt Nam ngay lập tức không thể chuyển sang thủ tục tố tụng tranh tụng mà cần phải kết hợp những yếu tố phù hợp của tố tụng tranh tụng vào tố tụng xét hỏi, tức là tố tụng của Việt Nam sẽ trở thành kiểu tố tụng tranh tụng – thẩm vấn.

Cũng có quan điểm cho rằng có sự mâu thuẫn giữa NQ 08 và BLTTHS. NQ 08 đề cao tố tụng tranh tụng trong khi BLTTHS chƣa thể chế hoá đƣợc tƣ

tƣởng này mà vẫn nặng về tố tụng xét hỏi. Theo chúng tơi, khơng có sự mâu thuẫn giữa NQ 08 và BLTTHS bởi lẽ tranh tụng tại phiên toà chỉ là một trong những hoạt động tố tụng chứ không bao trùm lên toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Bảo đảm tranh tụng dân chủ, công khai giữa luật sƣ, ngƣời bào chữa và ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣng vẫn giữ đƣợc bản chất của tố tụng xét hỏi. Nghị quyết số 08/NQ của Bộ Chính trị nhấn mạnh đến vấn đề “nâng cao

chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác...”Tƣ tƣởng

chỉ đạo của NQ 08 không đặt ra nhiệm vụ phải thay đổi mơ hình tố tụng hiện nay của nƣớc ta để xây dựng mơ hình tố tụng tranh tụng nhƣ một số nƣớc trên thế giới mà chỉ là “ nâng cao chất lượng tranh tụng”. Do đó, việc sửa đổi các quy định về thủ tục tố tụng phải tuân theo quan điểm chỉ đạo này.

Thứ tƣ, khi tiếp nhận các hạt nhân hợp lý của tố tụng tranh tụng, chúng ta khơng đƣợc tuyệt đối hố vai trò xét hỏi của kiểm sát viên mà phủ nhận vai trò của Hội đồng xét xử. Không thể coi Hội đồng xét xử chỉ đơn thuần là trọng tài viên khơng có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án nhƣ các nƣớc theo tố tụng tranh tụng. Pháp luật nƣớc ta đã quy định rất cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan điều tra tiến hành điều tra thu thập chứng cứ nhằm xác định tội phạm và ngƣời thực hiện tội phạm. Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Toà án thực hiện nhiệm vụ xét xử. Tuy mỗi cơ quan có một nhiệm vụ khác nhau song đều có một nhiệm vụ chung là phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội và đều có trách nhiệm chứng minh tội phạm.

Thực tiễn cho thấy sau khi có NQ 08 của Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp đã có cơng văn số 13 ngày 04/11/2002, Tồ án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội thảo về “ tranh tụng tại phiên tồ hình sự” và có kết luận số 290 ngày 5/11/2002 theo hƣớng chủ toạ chỉ hỏi có tính chất nêu vấn đề, cịn

lại những câu hỏi có tính chất buộc tội hoặc gỡ tội thì dành cho kiểm sát viên hoặc ngƣời bào chữa. Nhƣ vậy, vai trò của chủ toạ phiên tồ chỉ nhƣ trọng tài phán quyết. Sau khi có cơng văn và kết luận trên, ngành Toà án đã tiến hành một số phiên toà “ mẫu “ theo tinh thần của công văn. Tuy nhiên, hiệu quả đạt đƣợc từ các phiên tồ mẫu đó chƣa cao do lúc đó ta chƣa có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao nghiệp vụ cho kiểm sát viên mà đã vội vàng làm nặng thêm trách nhiệm của kiểm sát viên vừa giữ quyền công tố lại phải gánh thêm trách nhiệm xét hỏi chính thay cho Hội đồng xét xử trong khi trình độ nghiệp vụ của kiểm sát viên vẫn đang là vấn đề phải xem xét. Vì vậy, việc nơn nóng thực hiện ngay các quy định Hội đồng xét xử chỉ đặt câu hỏi gợi mở và ở giữa lắng nghe sẽ hạn chế khả năng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, đồng thời lại trái với quy định của BLTTHS. Đó là ngun nhân vì sao đến BLTTHS năm 2003, chúng ta khơng đƣa các yếu tố tích cực của cơng văn 13 và kết luận 290 vào phần xét hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)