Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 88 - 91)

tồ hình sự sơ thẩm.

* Sửa đổi các quy định về thủ tục xét hỏi: BLTTHS năm 2003 ban

hành sau khi đã có Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị nên đã bổ sung nhiều quy định mới so với BLTTHS năm 1988 theo hƣớng tạo điều kiện cho việc tranh tụng giữa các bên. Tuy nhiên, các quy định về xét hỏi trong BLTTHS vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay. Hội đồng xét xử vẫn giữ vai trị chính trong việc xét hỏi, trong khi đó, với vai trị là Công tố viên, là ngƣời bảo vệ Cáo trạng, kiểm sát viên lại chƣa đƣợc chủ động trong việc xét hỏi. Công văn số 13 và kết luận số 290 lại quá đề cao vai trò của Viện kiểm sát, vai trò xét hỏi của Hội đồng xét xử gần nhƣ bị phủ nhận. Do đó, Điều 207 BLTTHS có thể đƣợc sửa đổi nhƣ sau:

Điều 207. Trình tự xét hỏi:

1. Tại phiên tồ, các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án phải được xác định đầy đủ thông qua việc xét hỏi và kiểm tra các chứng cứ, tài liệu về vụ án. Trình tự xét hỏi do Hội đồng xét xử quyết định theo một thứ tự xét hỏi hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng ngưòi, kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa sau đó đến người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tồ có thể hỏi thêm về các tình tiết cần làm sáng tỏ sau khi được Chủ toạ phiên tồ cho phép. Khi có câu trả lời chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn thì Hội đồng xét xử hỏi thêm để nhằm giải quyết đúng đắn vụ án.

3. Trong khi xét hỏi, theo yêu cầu của kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử quyết định xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.

Từ sự sửa đổi theo hƣớng chuyển trách nhiệm chính trong xét hỏi cho bên buộc tội và bên gỡ tội nhƣ trên, điều 209 BLTTHS năm 2003 cũng cần phải đƣợc sửa đổi theo hƣớng bỏ quy định Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Cụ thể Điều 209 BLTTHS cần đƣợc sửa đổi nhƣ sau :

1. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, các bị cáo được hỏi riêng từng người. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên tồ phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.

2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản Cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội và gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tồ có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

3. Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì việc xét hỏi được tiếp tục với những người khác. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, ngươì bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự xem xét các vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Tƣơng tự đối với các Điều 210 và Điều 211 BLTTHS cũng cần đƣợc sửa đổi bằng việc chuyển cụm từ “Hội đồng xét xử hỏi“ đứng sau cụm từ kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự hỏi.

* Sửa đổi các quy định về thủ tục tranh luận tại phiên toà.

Khoản 2 Điều 217 BLTTHS quy định lời luận tội của kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu chứng cứ đã đƣợc kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi cuả đƣơng sự và những ngƣòi tham gia tố tụng khác tại phiên tồ. Nhƣ vậy là có mâu thuẫn với khoản 1 Điều 217 khi quy định kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung Cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Chúng ta vẫn biết bản Cáo trạng của Viện kiểm sát đƣợc xây dựng trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra của

cơ quan điều tra hoặc một số cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ điều tra. Cáo trạng chỉ là căn cứ đầu tiên để xác định phạm vi xét xử của Toà án theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và là cơ sở để Toà án ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Nhƣ vậy rõ ràng là nếu kết luận điều tra khơng đúng thì Cáo trạng mà Viện kiểm sát đƣa sẽ khơng chính xác. Vì vậy, cần sửa đổi Điều 217 theo hƣớng đại diện Viện kiểm sát tại phiên tồ khơng nhất thiết phải bảo vệ quan điểm luận tội theo Cáo trạng mà phải căn cứ vào diễn biến phiên toà để quyết định việc thay đổi tội danh cho phù hợp.

Điều 217. Trình tự phát biểu khi tranh luận.

1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tồ, kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Luận tội của kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cuả đương sự và những ngưòi tham gia tố tụng khác tại phiên toà.

Đại diện Viện kiểm sát đưa ra đề nghị kết tội bị cáo, có quyền quyết định việc thay đổi tội danh ngay tại phiên tồ. Nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo khơng có tội. Kiểm sát viên là người chịu trách nhiệm về kết luận vụ án.

Điều 219 cho phép Hội đồng xét xử đƣợc lựa chọn có thể quay trở lại việc xét hỏi hoặc không nếu thấy cần xem xét thêm chứng cứ . Quy định nhƣ vậy đã dẫn đến nhiều trƣờng hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận quay trở lại xét hỏi mặc dù điều đó là cần thiết để xem xét toàn diện các chứng cứ. Đồng thời đoạn 3 Điều 220 quy định phải quay trở lại việc xét hỏi nếu trong lời nói sau cùng bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án. Bố cục điều luật nhƣ vậy sẽ không hợp lý. Nên chăng cần quy định các trƣờng hợp phải trở lại việc xét hỏi vào cùng một điều luật cho tiện xem xét. Do đó, nên bỏ đoạn 3 Điều 220 và chuyển Điều 220 lên trƣớc Điều 219 Điều 219 cần đƣợc sửa nhƣ sau:

Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ hoặc nếu trong lời nói sau cùng bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)