Khoản 1 Điều 207 BLTTHS quy định : “Hội đồng xét xử phải xác định
đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý”. Nhƣ vậy, nội dung của việc xét hỏi là hỏi các vấn đề liên quan đến
vụ án nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thể thứ tự ngƣời bị xét hỏi mà giao toàn quyền quyết định hỏi ai trƣớc, ai sau cho chủ toạ phiên toà tuỳ từng vụ án cụ thể miễn là “theo
thứ tự xét hỏi hợp lý “ và phải tuân theo quy tắc hỏi riêng từng ngƣời, xong
ngƣời này mới đến ngƣời khác. Riêng đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án chỉ hỏi sau khi đã hỏi xong những ngƣời khác.
Khoản 2 Điều 207 BLTTHS quy định: “ Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tồ cũng có quyền đề nghị với chủ toạ phiên tồ hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định”. BLTTHS quy định khá rõ thứ tự ngƣời đƣợc quyền tiến
hành xét hỏi đó là chủ toạ phiên toà - đƣợc quyền xét hỏi đầu tiên, sau đó đến hội thẩm, kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự. Điều luật chỉ cho phép chủ toạ phiên toà, hội thẩm, kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự và ngƣời giám định có quyền hỏi. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào địa vị tố tụng của từng ngƣời tại phiên toà mà phạm vi xét hỏi của họ có sự khác nhau. Chủ tọa phiên tồ, kiểm sát viên, hội thẩm đƣợc xét hỏi về toàn bộ vụ án, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự hỏi các vấn đề phục vụ cho việc bảo đảm quyền lợi của ngƣời mà họ bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Ngƣời giám định chỉ đƣợc hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Đối với những ngƣời tham gia tố tụng khác, luật không cho họ quyền xét hỏi nhƣng có quyền đề nghị với chủ toạ phiên tồ hỏi về những tình tiết mà mình thấy cần phải làm sáng tỏ.
Một nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo trong quá trình xét hỏi là Hội đồng xét xử và kiểm sát viên không đƣợc nhắc hoặc công bố lời khai tại cơ quan điều tra của ngƣời đƣợc xét hỏi nếu họ có mặt tại phiên tồ, trƣớc khi họ khai tại phiên toà. Chỉ đƣợc công bố những lời khai tại cơ quan điều tra nếu lời khai của họ có mâu thuẫn, họ khơng khai tại phiên tồ hoặc ngƣời đƣợc xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
Trong quá trình xét hỏi những ngƣời tham gia tố tụng bất cứ khi nào Hội đồng xét xử cũng có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của ngƣời xét hỏi đƣa vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng ra xem xét tại phiên toà. Thông thƣờng khi xem xét vật chứng, Hội đồng xét xử có thể hỏi những ngƣời tham gia tố tụng về vật chứng. Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời tham gia phiên tồ có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm những vấn đề có liên quan đến vật chứng nhằm xác định tính khách quan, tính hợp pháp, tính liên quan của vật chứng.
Đối với những vật chứng không thể đƣa đến phiên toà hoặc khi cần thiết Hội đồng xét xử, kiểm sát viên ngƣời bào chữa và những ngƣời khác đến xem xét tại chỗ những vật chứng đó hoặc đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm và những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia phiên tồ có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng, nơi xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm những vấn đề có liên quan . Việc xem xét tại chỗ này phải đƣợc lập thành biên bản theo quy định của pháp luật.
Việc xét hỏi đối với bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác phải tiến hành theo đúng các quy định của BLTTHS.
* Hỏi bị cáo: Trƣớc tiên, Hội đồng xét xử phải để bị cáo trình bày ý
kiến của mình về bản Cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Sau khi bị cáo trình bày xong, Hội đồng xét xử và những ngƣời đƣợc quyền xét hỏi có thể hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
Một điểm mới trong BLTTHS năm 2003 so với BLTTHS năm 1988 đó là việc bổ sung quy định cụ thể về phạm vi xét hỏi của kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự tƣơng ứng với vai trò tố tụng của họ tại phiên tồ nhằm phát huy tính chủ động của những ngƣời này. Cụ thể là kiểm sát viên đƣợc hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội; ngƣời bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự. Trƣờng hợp bị cáo không trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử thì ngƣời đƣợc quyền xét hỏi tiếp tục hỏi những ngƣời khác và xem xét các chứng, tài liệu liên quan vụ án.
Điều 209 BLTTHS quy định: “Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị
cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên tồ phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó”. Thơng thƣờng đối với các vụ án có nhiều bị cáo,
khi xét hỏi, các bị cáo đều có mặt tại phịng xử án. Toà án sẽ tiến hành hỏi riêng từng bị cáo về hành vi phạm tội và các tình tiết khác của vụ án mà bị cáo biết đƣợc. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp lời khai của bị cáo này có thể ảnh hƣởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên tồ phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly sẽ đƣợc đƣa ra khỏi phòng xử án để không nghe đƣợc lời khai của bị cáo sắp đƣợc xét hỏi. Nhƣng sau khi đƣợc trở lại phòng xử án, chủ toạ phiên tồ phải thơng báo cho bị cáo đã bị cách ly biết nội dung lời khai của ngƣời đƣợc hỏi trong thời gian họ vắng mặt. Nếu thấy có gì chƣa rõ hoặc khơng đồng ý với thì bị cáo bị cách ly có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
* Hỏi ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ.
Điều 210 BLTTHS quy định: “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn”.
So với BLTTHS năm 1988, điều luật này đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết. Nếu BLTTHS năm 1988 chỉ dừng lại ở quy định: “....sau đó, Hội
đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đủ hoặc có mâu thuẫn”, điều này dễ dẫn đến sự hiểu nhầm rằng chỉ có Hội đồng xét xử mới
đƣợc quyền đặt câu hỏi đối với ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của những ngƣời đó, cịn kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự khơng có quyền này. Quy định này sẽ mâu thuẫn với khoản 2 Điều 181 BLTTHS năm 1988 về trình tự xét hỏi, trong đó ghi nhận những ngƣời đƣợc quyền xét hỏi bao gồm cả kiểm sát viên, ngƣời bào chữa...Vì vậy, BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể cách thức hỏi ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của những ngƣời đó. Trƣớc khi hỏi những ngƣời này, Hội đồng xét xử yêu cầu họ trình bày những điều họ biết về vụ án. Sau khi họ trình bày xong, Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự mới đƣợc hỏi họ thêm về những điểm họ trình bày chƣa đủ hoặc có mâu thuẫn.
* Hỏi ngƣời làm chứng.
Người làm chứng là người biết được tình tiết liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để làm rõ những tình tiết đó. [14, tr.
147]. Để giải quyết chính xác một vụ án, bên cạnh việc thu thập các vật chứng là công cụ, phƣơng tiện phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng cịn phải làm rõ các tình tiết của vụ án dựa trên lời khai của những ngƣời làm chứng – là ngƣời biết đƣợc những tình tiết có liên quan đến vụ án. Có thể nói, khai của ngƣời làm chứng là rất quan trọng để giải quyết vụ án. Vì vậy, BLTTHS quy
định rất rõ ràng cách thức lấy lời khai của ngƣời làm chứng sao cho bảo đảm tính khách quan. Đó là trƣớc khi hỏi ngƣời làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ mối quan hệ giữa họ với bị cáo và các đƣơng sự khác trong vụ án xem có phải là quan hệ họ hàng, bạn bè hay lệ thuộc nhau về kinh tế khơng? Trên cơ sở đó, Tồ án sẽ đánh giá độ tin cậy của lời khai và cân nhắc có chấp nhận lời khai của ngƣời làm chứng không trên cơ sở đối chiếu với lời khai của những ngƣời khác và xem xét vật chứng. Một nguyên tắc quan trọng khi lấy lời khai là phải hỏi riêng từng ngƣời và không để cho những ngƣời làm chứng khác biết đƣợc nội dung xét hỏi đó. Tƣơng tự nhƣ khi xét hỏi bị cáo, trƣớc khi tiến hành xét hỏi, chủ toạ phiên tồ phải để ngƣời làm chứng trình bày những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau đó Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự mới hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chƣa đủ hoặc có mâu thuẫn.
Đối với trƣờng hợp cần phải lấy lời khai của ngƣời làm chứng là ngƣời chƣa thành niên, chủ toạ phiên tồ có thể yêu cầu cha, mẹ, ngƣời đỡ đầu hoặc thày cô giáo giúp đỡ để hỏi. Khoản 3 Điều 211 BLTTHS dùng chữ “ có thể “ tức là sự giúp đỡ này không bắt buộc đối với tất cả vụ án mà tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể chủ toạ phiên tồ quyết định có cần thiết phải nhờ cha mẹ, thày cơ giáo giúp đỡ trong việc lấy lời khai hay không?
Một quy định mới của BLTTHS năm 2003 so với BLTTHS năm 1988 nhằm khuyến khích ngƣời làm chứng khai báo trung thực là việc bổ sung quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngƣời làm chứng và những ngƣời thân thích của họ trong trƣờng hợp cần thiết.
* Hỏi ngƣời giám định.
Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định mà cơ quan tiến hành tố tụng trung cầu. [(14, tr.148 ]
Việc tham gia phiên toà của ngƣời giám định không phải là bắt buộc trong mọi trƣờng hợp mà Toà án chỉ triệu tập ngƣời giám định tham gia phiên toà khi thấy cần thiết. Sau khi ngƣời giám định trình bày kết luận giám định
của mình, họ có quyền đƣa ra giải thích bổ sung để cho mọi ngƣời hiểu rõ hơn nhƣng phải trên cơ sở kết luận giám định. Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa và những ngƣời khác tham gia phiên tồ có quyền nhận xét về kết luận giám định, đƣợc hỏi về những vấn đề cịn chƣa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định. Khi thấy cần thiết nhƣ kết luận giám định mâu thuẫn với các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án hoặc kết luận giám định chƣa rõ thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.