Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 91 - 94)

tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm.

* Bổ sung nguyên tắc tranh tụng tại chƣơng II “ Những nguyên tắc cơ bản “. Chƣơng II BLTTHS quy định 30 nguyên tắc cơ bản từ điều 3 đến Điều 32 của BLTTHS. Các nguyên tắc này đã tạo cơ sở cho hoạt động xét xử nói chung trong đó bao gồm cả hoạt động xét xử sơ thẩm. ở một mức độ nào đó, các nguyên tắc quy định trong BLTTHS năm 2003 đã mang hơi hƣớng của tƣ tƣởng tranh tụng, tuy nhiên nguyên tắc tranh tụng vẫn chƣa đƣợc ghi nhận thành một nguyên tắc chính thức. Đây là một nguyên tắc tiến bộ và nhân đạo phù hợp với thực tiễn khách quan của q trình dân chủ hố mọi mặt đời sống xã hội hiện nay ở nƣớc ta. Vì vậy, cần phải bổ sung nguyên tắc tranh tụng thành nguyên tắc chính thức của BLTTHS với nội dung:

1. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bên buộc tội và bên gỡ tội được bình đẳng với nhau khi thu thập chứng cứ, chứng minh và tranh tụng tại phiên toà.

2. Toà án thực hiện chức năng xét xử phải tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Bản án hoặc quyết định của Toà án phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên toà.

* Hoàn thiện các quy định liên quan đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và xác định sự thật khách quan của vụ án.

Điều 57 BLTTHS chỉ quy định một số ít các trƣờng hợp bắt buộc phải có ngƣời bào chữa cho bị can, bị cáo đó là trƣờng hợp bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, hoặc là ngƣời chƣa thành

BLTTHS quy định bị cáo đƣợc quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tồ chứ khơng có quyền hỏi ngƣời làm chứng. Trong khi đó, chỉ ngƣời bào chữa mới có quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà, tức là đƣợc quyền hỏi ngƣời làm chứng về những vấn đề cần làm sáng tỏ. Các quy định này đã hạn chế quyền tranh tụng bình đẳng của bị cáo, khiến cho quyền này chỉ mang tính hình thức, có cũng nhƣ không. Thực tiễn xét xử cho thấy số bị can, bị cáo bắt buộc phải có ngƣời bào chữa chiếm tỷ lệ khơng nhiều so với số bị cáo bị xét xử hàng năm. Các bị cáo đa phần là những ngƣời thiếu các kiến thức pháp luật lại bị hạn chế quyền so với ngƣời bào chữa nên chất lƣợng tranh tụng chƣa cao. Vì vậy cần sửa đổi quy định tại Điều 57 theo hƣớng mở rộng phạm vi các vụ án hình sự bắt buộc phải có luật sƣ hoặc ngƣời bào chữa tham gia tố tụng nhƣ là một bộ phận đối trọng cần thiết trƣớc cơ quan cơng tố, nhƣ vậy mới có thể có những phiên tồ tranh luận thực sự. Trong điều kiện hiện nay khi mà lực lƣợng luật sƣ bào chữa của ta còn thiếu về số lƣợng, chƣa đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, trƣớc mắt có thể quy định nhƣ sau:

Điều 57 BLTTHS

2. Trong trường hợp sau nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình;

a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất từ ba năm tù trở lên được quy định tại Bộ luật hình sự;

b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Quy định hiện hành của pháp luật chỉ thừa nhận “chứng cứ là những gì

có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BL này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiếm sát, Toà án dùng làm căn cứ để xác định...”, đồng thời

Trong khi đó, BLTTHS cũng cho phép những ngƣời tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể đƣa ra các tài liệu và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án nhƣng lại khơng có quy định bảo đảm cho các tài liệu đó đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng coi là chứng cứ nếu nó phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Việc chỉ tin vào tài liệu có sẵn trong hồ sơ vụ án mà không xem xét các chứng cứ mới do các bên xuất trình dễ dẫn đến những sai sót trong q trình xét xử. Vì vậy, cần sửa đổi bổ sung quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét các chứng cứ do các bên xuất trình, nếu chứng cứ đúng thì phải chấp nhận, nếu khơng đúng thì có thể hỗn phiên tồ để điều tra bổ sung.

* Bỏ quy định Tồ án có chức năng khởi tố vụ án. Điều 13 BLTTHS quy định: “Khi phát hiện có dấu hỉệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm

sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội”. Đồng thời Điều 104 BLTTHS cũng quy định hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Đây là một quy định bất hợp lý bởi

Toà án là cơ quan xét xử, chỉ xét xử về hành vi và tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Việc quy định Tồ án có chức năng khởi tố vụ án nhƣ trên đã thể hiện tính truy tố, buộc tội của Tồ án, vì vậy có quan niệm cho rằng “ tố tụng hình sự Việt Nam là một hệ tố tụng riêng biệt, có tên gọi là tố tụng buộc tội, các giai đoạn khỏi tố, điều tra, truy tố , xét xử đều là các tầng nấc khác nhau và cao hơn liên tiếp của hoạt động buộc tội”. [ 15 ] Để việc tranh tụng tại phiên toà diễn ra khách quan, bình đẳng, cơng bằng cần sửa đổi điều 13 và Điều 104 theo hƣớng Tồ án giữ vai trị là ngƣời phán quyết, không thực hiện chức năng khởi tố vụ án.

Khi phát hiện có dấu hỉệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Điều 104 BLTTHS.

Nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)