Khoản 1 Điều 222 BLTTHS quy định: “Chỉ thẩm phán và hội thẩm
mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án “.
Việc nghị án phải tuân theo các nguyên tắc tố tụng hình sự đã đƣợc ghi nhận trong BLTTHS. Thực hiện nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm cho các quyết định của Toà án đƣợc khách quan, không bị lệ thuộc vào ý kiến bên ngồi điều luật quy định chỉ có thẩm phán và hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án đƣợc tiến hành trong phòng riêng chứ khơng phải ngay tại phịng xử án. Vận dụng nguyên tắc khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán, điều luật khẳng định khi giải quyết các vấn đề của vụ án, các thành viên của Hội đồng xét xử gồm thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều có quyền ngang nhau trong việc biểu quyết. Mọi vấn đề của vụ án đƣợc giải quyết bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một, Thẩm phán biểu quyết sau cùng.
Để đảm bảo ngun tắc bình đẳng trƣớc Tồ án và nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói, liên tục, quá trình nghị án phải căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã đƣợc thẩm tra tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác tại phiên tồ. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án
phải đƣợc tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trƣớc khi tuyên án.
Giống nhƣ phần tranh luận, tại phần nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chƣa đƣợc xét hỏi hoặc xét hỏi chƣa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận. Việc xét hỏi và tranh luận đƣợc tiến hành theo thủ tục chung. Sau khi kết thúc tranh luận, Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành nghị án.
2.1.5 . Tuyên án
Sau khi đã nghị án xong, Hội đồng xét xử quay trở lại phòng xử án để thực hiện việc tuyên án. Để thể hiện thái độ tơn trọng đối với Tồ án cũng nhƣ bản án của Toà, mọi ngƣời trong phòng xử án phải đứng dậy khi chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp bản án dài, chủ toạ phiên tồ có thể cho phép mọi ngƣời ngồi xuống nghe tuyên án. Đối với bị cáo thì phải đứng nghe tồn bộ trừ trƣờng hợp bị cáo có vấn đề sức khoẻ và có yêu cầu thì chủ toạ phiên tồ có thể cho phép bị cáo ngồi nghe. Ngồi việc đọc bản án trong đó trình bày rõ việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định bị cáo có tội hay khơng có tội; nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của BLHS và hình phạt đối với bị cáo..., Hội đồng xét xử có thể giải thích thêm cho bị cáo hiểu về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo. Để đảm bảo cho bị cáo có thể nghiêm chỉnh chấp hành và quyền đƣợc biết nội dung bản án mà Tồ án đã tun đối với mình, BLTTHS quy định trong trƣờng hợp bị cáo không biết tiếng Việt, sau khi tuyên án, ngƣời phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết. Ngƣời phiên dịch phải cam đoan dịch trung thực bản án, nếu dịch gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật theo quy định tại Điều 307 BLHS.