Thủ tục bắt đầu phiên toà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 49 - 52)

Thủ tục bắt đầu phiên toà đƣợc quy định từ điều 201 đến điều 205 BLTTHS năm 2003. Đây là một thủ tục có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xét xử một vụ án hình sự. Muốn có một phiên tồ diễn ra đúng quy định của pháp luật, chiếm đƣợc lòng tin của nhân dân địi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho việc mở phiên toà. Các điều kiện bao gồm phải đảm bảo thành phần tham gia phiên toà đủ về số lƣợng, những ngƣời tiến hành tố tụng thực sự vô tƣ, khách quan, đủ các chứng cứ, tài liệu cần đƣợc xem xét trực tiếp tại phiên toà và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia tố tụng. Để chuẩn bị tốt các điều kiện này, trong thủ tục bắt đầu phiên toà, Hội đồng xét xử phải tiến hành các công việc sau:

Khi bắt đầu phiên toà, chủ toạ phiên toà đọc quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Nội dung của quyết định đƣa vụ án ra xét xử phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi cƣ trú của bị cáo; tội danh và điều khoản của BLHS mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo; ngày, giờ tháng năm địa điểm mở phiên toà, họ tên thẩm phán, hội thẩm, thƣ ký Toà án, kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên ngƣời bào chữa, ngƣời phiên dịch nếu có, những ngƣời đƣợc triệu tập và vật chứng cần đƣa ra xem xét tại phiên toà.

Để xác định chính xác những ngƣời có mặt tại phiên tồ có phải là ngƣời đƣợc Toà án triệu tập tham gia phiên tồ hay khơng, chủ toạ phiên toà yêu cầu thƣ ký phiên toà báo cáo danh sách những ngƣời đƣợc triệu tập có mặt và tiến hành kiểm tra căn cƣớc và giải thích quyền, nghĩa vụ của những

ngƣời đó. Việc kiểm tra căn cƣớc đƣợc tiến hành bằng cách hỏi và trả lời. Trong trƣờng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng nhƣ lời khai của ngƣời đƣợc triệu tập về căn cƣớc có sự khác nhau thì phải xác định chính xác về căn cƣớc của họ. Nếu các tài liệu trong hồ sơ vụ án chƣa có đủ căn cứ để xác định chính xác về căn cƣớc của bị cáo thì ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Riêng đối với bị cáo, chủ toạ phiên toà hỏi thêm bị cáo đã nhận đƣợc bản cáo trạng và quyết định đƣa vụ án ra xét xử trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trƣớc khi mở phiên toà hay chƣa? Trong trƣờng hợp bị cáo chƣa nhận đƣợc và có yêu cầu, để bảo đảm quyền lợi cho bị cáo, Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tồ.

Có thể nói, việc bị cáo đƣợc giao nhận bản Cáo trạng và Quyết định đƣa vụ án ra xét xử là rất quan trọng để bị cáo biết đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình, biết mình bị truy tố về tội gì và thời gian mình sẽ bị đƣa ra xét xử. Đây là quyền quan trọng để bị cáo có sự chuẩn bị về tinh thần cũng nhƣ tìm các chứng cứ, chuẩn bị các lập luận chứng minh tại phiên tồ. Vì vậy, ngồi Bộ luật TTHS, Toà án nhân dân Tối cao còn ban hành Nghị quyết 04/2004/HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn cụ thể ngay sau khi hỗn phiên tồ, nếu bị cáo chƣa nhận đƣợc bản Cáo trạng thì Tồ án u cầu Viện kiểm sát tiến hành giao bản Cáo trạng cho bị cáo, nếu bị cáo chƣa đƣợc giao nhận quyết định đƣa vụ án ra xét xử thì Tồ án tiến hành việc giao quyết định đƣa vụ án ra xét xử cho bị cáo.

Sau khi kiểm tra căn cƣớc, giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng của những ngƣời tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tồ cơng bố thành phần Hội đồng xét xử, thƣ ký phiên toà và đại diện Viện kiểm sát, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự, ngƣời đƣợc triệu tập vắng mặt tại phiên toà. Bảo đảm quyền của ngƣời tham gia tố tụng cũng nhƣ tính khách quan, vô tƣ của những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch, chủ toạ phiên toà hỏi ngƣời tham gia tố tụng và kiểm sát viên có đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát

viên, thƣ ký Toà án, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch hay không. Tuy nhiên, để việc yêu cầu đƣợc chính xác, tránh việc lạm dụng quyền đƣợc yêu cầu thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng cũng nhƣ để bảo vệ danh dự, uy tín của ngƣời bị yêu cầu thay đổi, việc quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị phải đƣợc Hội đồng xét xử xem xét cẩn thận. Cụ thể là nếu có ngƣời u cầu thay đổi, Tồ án yêu cầu họ nói rõ lý do. Tuỳ từng trƣờng hợp, chủ toạ phiên tồ đề nghị ngƣời bị u cầu trình bày ý kiến của mình về đề nghị thay đổi do ngƣời yêu cầu đƣa ra. Trong mọi trƣờng hợp, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định chấp nhận hoặc bác yêu cầu tại phòng nghị án bằng cách biểu quyết theo đa số. Quyết định đƣa ra phải đƣợc lập thành biên bản và đƣợc chủ toạ phiên tồ cơng bố cơng khai tại phiên tồ.

Trƣớc khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên toà, Hội đồng xét xử giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và những vấn đề khác có liên quan. Chủ toạ phiên toà hỏi kiểm sát viên, những ngƣời tham gia tố tụng có yêu cầu triệu tập thêm ngƣời làm chứng hoặc yêu cầu đƣa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay khơng?. Nếu có ngƣời u cầu, Hội đồng xét xử xem xét, quyết định ngay trong phịng xử án và cơng bố cơng khai tại phiên tồ. Trong trƣờng hợp khơng thể giải quyết đƣợc ngay yêu cầu trên nhƣ cần phải triệu tập thêm ngƣời làm chứng hoặc cần có thêm chứng cứ không thể bổ sung ngay tại phiên tồ thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tồ. Trong trƣờng hợp có ngƣời tham gia tố tụng đƣợc Tồ án triệu tập nhƣng vắng mặt thì chủ toạ phiên tồ cũng phải hỏi xem có ai u cầu hỗn phiên tồ hay khơng. Nếu có ngƣời u cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định. Nếu khơng có ai yêu cầu hoặc yêu cầu không đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận thì chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên toà và chuyển sang thủ tục xét hỏi tại phiên toà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)