Vi phạm các quy định về thủ tục tranh luận tại phiên toà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 73 - 76)

Giai đoạn tranh luận đƣợc bắt đầu bằng việc kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Lời luận tội của kiểm sát viên thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát buộc tội đối với bị cáo. Đây là giai đoạn đƣợc đánh giá là một trong những giai đoạn quan trọng nhất khi giải quyết vụ án, đồng thời cũng là giai đoạn đƣợc mọi ngƣời tham dự phiên tồ quan tâm vì nó gây nhiều bất ngờ thơng qua việc tranh luận giữa các bên tham gia phiên toà. Một thực tế hiện nay là mặc dù Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành một loạt các Nghị quyết về Cải cách tƣ pháp nhƣ NQ 08/ NQ –TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ pháp trong thời gian tới, NQ số 48/ NQ – TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 và

tƣ pháp đến năm 2020 đều nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tƣ pháp. Thể chế hoá chủ trƣơng này, BLTTHS năm 2003 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm làm cho các bản án, quyết định của Toà án căn đƣợc ban hành căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà. Tuy nhiên, qua các phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể thấy q trình tranh luận tại nhiều phiên tồ cịn mang tính hình thức. Tính hình thức này thể hiện ở những điểm sau:

* Kiểm sát viên tham gia phiên toà chƣa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ mà BLTTHS quy định cho kiểm sát viên đó là quyền và nghĩa vụ tranh luận với ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Một số kiểm sát viên chƣa có nhận thức đúng đắn về sự bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng, cho rằng mình là ngƣời thay mặt nhà nƣớc nên thích thì tranh luận với luật sƣ – ngƣời bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, nếu khơng thích thì khơng tham gia tranh luận thậm chí khi luật sƣ có trình độ đƣa ra những vấn đề phản bác thì kiểm sát viên thƣờng mất tự tin, thiếu bình tĩnh, nặng lời mịêt thị đối với ngƣời bào chữa. Khơng ít các kiểm sát viên không dự đoán trƣớc về những vấn đề sẽ phải tranh luận, trong giai đoạn xét hỏi không tập trung theo dõi diễn biến mà lại chuẩn bị trƣớc một văn bản viết sẵn để đọc khi tranh luận do đó dẫn đến tình trạng nhiều ngƣời tham gia phiên tồ có cảm giác phần luận tội của kiểm sát viên thốt ly khỏi diễn biến của phiên tồ. Báo cáo của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2008 về công tác kiểm sát trƣớc Quốc hội đã thừa nhận số ngƣời bị truy tố oan trong năm 2008 cịn cao. Có tới hơn 50 bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố nhƣng Toà án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội. Trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban tƣ pháp của Quốc hội năm 2008 nhận định: “Chất lượng thực hành quyền công tố, đặc biệt là khả năng tranh

tụng của các kiểm sát viên tại phiên tồ cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu theo tinh thần cải cách tư pháp. Một số trường hợp kiểm sát viên trách nhiệm chưa cao, chưa thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội, gỡ tội, không nắm

chắc hồ sơ vụ án nên buộc tội, tranh luận lúng túng, thiếu thuyết phục, thậm chí đã khơng bảo vệ được quyết định truy tố”.

Vụ án động lắc 189V Bùi Thị Xuân là một minh chứng rất rõ cho việc Kiểm sát viên tham gia phiên tồ mất bình tĩnh khi xét hỏi bị cáo Nguyễn Trọng Nhân Nghĩa. Trước sự “ngơ ngẩn“ của bị cáo, đại diện Viện kiểm sát đã nổi nóng “ bị cáo nay khai thế này, mai khai thế khác ai tin được. Con người này chuyên nói dối như cuội. Mặc dù bị cáo Nghĩa vẫn khai tại phiên toà nhưng vị đại diện Viện kiểm sát vẫn trích đọc hàng loạt bản cung của Nghĩa khai tại cơ quan điều tra. Điều này vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm phiên tồ mất đi tính uy nghiêm vốn có của nó, khiến những người tham dự phiên tồ hơm đó có cảm giác như kiểm sát viên đang cố gắng tìm lập luận để buộc tội cho bị cáo một cách thiếu căn cứ.

Phiên toà xét xử Bùi Quang Hưng và đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc, tội đánh bạc, tội đưa hối lộ. Đây là một vụ án điển hình vì các bị cáo phần lớn là người nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, do đó đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận xã hội. Tuy nhiên, việc xét xử tại phiên tồ cịn nhiều “sạn “, vi phạm các thủ tục tố tụng. Trong phần tranh luận giữa luật sư với kiểm sát viên, đại diện Viện kiểm sát đã né tránh những câu hỏi tranh luận của luật sư. Luật sư Hằng Nga bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình Toản bức xúc trước tồ: “tơi xác định rằng kiểm sát viên đã né tránh phần tranh luận với chúng tơi, những gì chúng tơi muốn tranh luận thì khơng được tranh luận, chúng tơi chờ đợi kiểm sát viên tranh luận thực sự”. Trong phần tranh luận, kiểm sát viên đọc bản luận tội mà nội dung cơ bản trích trong cáo trạng. Điều này đã gây bất bình trong các luật sư vì dường như kiểm sát viên đã không quan tâm đến diễn biến của vụ án. Trong phần tranh luận, chủ toạ phiên tồ chỉ cho các luật sư nói trong 10 phút. Việc hạn chế thời gian tranh luận của các luật sư đã khiến một nửa số luật sư có mặt tại phiên tồ đóng cặp bước ra khỏi phịng xét xử. Trước sự việc các luật sư

phản đối, chủ toạ phải đề nghị các luật sư giữ bình tĩnh quay trở lại làm việc.[50]

* Vai trò của luật sƣ bào chữa khi tham gia tranh luận còn chƣa đƣợc coi trọng. Mặc dù BLTTHS năm 2003 đã có nhiều quy định mới nhằm nâng cao vai trò của Luật sƣ trong phiên tồ xét xử nhƣng thực tế vai trị của luật sƣ chƣa đƣợc đánh giá đúng mức. Nhiều ý kiến của luật sƣ khơng có ý nghĩa giá trị đối với kiểm sát viên cũng nhƣ Hội đồng xét xử, một số phiên tồ coi việc có luật sƣ tham gia phiên tồ chỉ nhƣ bù nhìn, cho vui. Ngay bản thân luật sƣ cũng chƣa thực sự có tinh thần trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo. Nhiều luật sƣ không nghiên cứu hồ sơ vụ án kỹ lƣỡng, thậm chí cịn lấy bản bào chữa của bị cáo này đọc tại phiên toà khi tham gia bào chữa cho bị cáo khác. Tham gia vào quá trình xét hỏi, tranh luận một cách qua loa, khơng tận tâm vơí cơng việc. Mặc dù không phải là trƣờng hợp phổ biến nhƣng đã xuất hiện hiện tƣợng bị cáo nhờ ngƣời bào chữa chỉ nhằm mục đích nhờ ngƣời bào chữa “ chạy án “ hộ vì họ thông thạo pháp luật và quen thân với Hội đồng xét xử. Theo báo cáo tổng kết năm 2006 của Đoàn luật sƣ thành phố Hà Nội trong năm 2006 Đoàn luật sƣ TP Hà Nội đã nhận đƣợc 36 đơn thƣ khiếu nại bao gồm luật sƣ khiếu nại luật sƣ, khách hàng khiếu nại luật sƣ, Đoàn luật sƣ TP Hà Nội đã ra quyết định kỷ luật 01 luật sƣ. Đặc biệt là ngày 11/3/2007 Ban chủ nhiệm Đoàn luật sƣ thành phố Hà Nội ra quyết định xóa tên Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân trong danh sách luật sƣ Đoàn luật sƣ thành phố Hà Nội do các luật sƣ này phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Qua 2 năm thực hiện Luật luật sƣ ở thành phố Hồ Chí Minh, có 22 luật sƣ và luật sƣ tập sự bị kỷ luật, xố tên vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)