Giải pháp về phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 90)

25 Theo Nghị quyết NQ 07 Bộ Chính trị

2.2.2. Giải pháp về phát triển thương hiệu

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những giá trị hữu hình như giá cả, chất lượng mà còn ở những giá trị vô hình như uy tín, hình ảnh… của sản phẩm. Trong thời gian qua, hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng gạo, cà phê, chè và cao su chưa tạo ra được vị trí xứng đáng của mình trên thị trường thế giới là do chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Do đó, hàng nông sản thường bị ép giá hoặc phải mượn nhãn hiệu khác để xuất khẩu, gây ra thiệt thòi. Vì vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam là một việc rất cần thiết và yêu cầu phải có hệ thống giải pháp đồng bộ từ phía doanh nghiệp và Nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp:

_ Cần phải xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng nông sản hướng ra thị trường thế giới. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu trong chiến lược Marketing tổng thể, thành lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu để việc nhận thức và tư duy về thương hiệu mang tính chuyên môn và chuyên nghiệp hơn

_ Khi đã có thương hiệu, cần coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ, quảng cáo và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, mác sản phẩm, thương hiệu ở trong và ngoài nước để người tiêu

dùng từng bước làm quen với nhãn mác, thương hiệu và chất lượng hàng nông sản của từng doanh nghiệp, từng địa phương và từng vùng.

_ Vấn đề mấu chốt để đảm bảo giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững, chính là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Đồng thời, không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Đối với Nhà nước

_Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể đăng ký, bảo hộ thương hiệu một nhanh chóng, dễ dàng.

_Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi, xuất xứ hàng hóa ở trong và ngoài nước. _Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp trước các hành vi xâm phạm, làm hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại nhằm gìn giữ và bảo vệ uy tín cho những thương hiệu mạnh được người tiêu dùng ưa chuộng. Thực thi Luật Sở hữu trí tuệ trong cuộc sống bằng việc ban hành những quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật, tăng cường phổ biến tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp về thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 90)