Theo sách “Cam kết về thuế quan và phi thuế quan trong nông nghiệp của Việt Nam gia nhập WTO”, trang 113.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, lâm sản, động vật hoang dã và quý hiếm) đã phù hợp nên không phải điều chỉnh.

* Về hỗ trợ trong nước

Do phần lớn các chính sách hỗ trợ trong nước của ta trong thời gian qua đều nằm trong các nhóm được áp dụng (hộp xanh, chương trình phát triển, nhóm hộp đỏ ở trong mức tối thiểu) nên cam kết về hỗ trợ trong nước của ta như sau:

- Nhóm hộp xanh: chúng ta được tự do áp dụng, không phải cam kết cắt giảm.

- Chương trình phát triển: chúng ta được tự do áp dụng, vì vậy các chính sách khoa học, công nghệ và chính sách khuyến nông phục vụ sản xuất nông sản hoàn toàn được phép duy trì sau khi gia nhập WTO. - Hộp hổ phách: cam kết áp dụng ở mức tối thiểu (10% giá trị sản lượng

nông sản).

Vì vậy, các hình thức trợ giá đầu vào và đầu ra cho người sản xuất nông sản xuất khẩu, chúng ta phải cam kết cắt giảm do các hình thức này thuộc các hỗ trợ hộp hổ phách.

* Về trợ cấp xuất khẩu

Nước ta cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập, do vậy các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người xuất khẩu nông sản, gồm trợ giá xuất khẩu và thưởng xuất khẩu chúng ta phải xóa bỏ ngay lập tức. Chúng ta bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này, đó là hai hình thức trợ cấp cuối cùng trong 6 hình thức trợ cấp xuất khẩu theo WTO.

Các chính sách xúc tiến thương mại để hỗ trợ xuất khẩu của chúng ta trước khi gia nhập WTO được phép áp dụng trong WTO, nên đây là những biện pháp trong tương lai cần tăng cường hơn nữa.

* Về quyền kinh doanh xuất khẩu

Ngoài các cam kết về mở cửa thị trường, trợ cấp xuất khẩu,… Việt Nam còn cam kết mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, quyền phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài. Riêng mặt hàng gạo, cam kết này sẽ được nới đến năm 2011 mới áp dụng. Doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam với điều kiện là phù hợp với thông lệ quốc tế. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu không bao gồm quyền phân phối trong nước.

* Về vấn đề tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và sức khỏe

Nước ta cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định Hiệp định SPS kể từ khi gia nhập. Đây là những cam kết đòi hỏi rất cao của các đối tác thương mại. Xét trong thực tế, chúng ta còn rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện cam kết về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật (SPS). Vì chất lượng sản phẩm nông sản chúng ta chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo quy định chung, thậm chí là tiêu chuẩn của chính Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực vệ sinh an toàn. Công nghệ chế biến và thiết bị sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu so với hệ thống sản xuất của các nước khác trên thế giới.

Trong các cam kết của Việt Nam với WTO, thì vấn đề về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và sức khỏe là trở ngại khó khăn nhất đối với chúng ta. Vì các hỗ trợ chung cho nông nghiệp, cho sản phẩm hoặc vùng cụ thể không tính đến yếu tố xuất khẩu thì được tự do áp dụng (thuộc nhóm chính sách “hộp xanh”). Ngay cả các chính sách liên quan đến trợ giá xuất khẩu bị

cấm trong WTO – chính sách “hộp vàng” chỉ bị cấm khi vượt quả 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ. Trên thực tế, các trợ cấp được áp dụng trước khi gia nhập WTO như thưởng xuất khẩu, trợ lãi suất khi mua dự trữ gạo, cà phê, bông, bù lỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm trước gia nhập cũng mới chỉ đạt 4,9%, tức là còn xa so với ngưỡng giới hạn. Do đó, những vấn đề cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, trợ cấp sản xuất và xuất khẩu nông sản không phải là vấn đề lớn mà vấn đề bảo đảm tiêu chuẩn hóa các sản phẩm nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế là vấn đề đặt ra cho chính sách xuất khẩu nông sản nước nhà.

1.2.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO

Sau 2 năm gia nhập WTO, cùng với những ưu thế sẵn có, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta nhìn chung vẫn tiếp tục tăng trưởng. Năm 2007, xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hầu hết các mặt hàng nông sản đều có giá trị tăng mạnh, nhiều mặt hàng đã đạt trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ. Giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê dạt khoảng 1,8 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2006 (đạt 1,2 tỷ USD); mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2,34 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006; cao su trên 1,4 tỷ USD, tăng 10%; gạo là 1,48 tỷ USD, tăng 16%.(17)

Ngoải việc tăng về sản lượng và giá trị, một số mặt hàng nông sản đã cải thiện đáng kể về chất lượng, ví dụ: hồ tiêu với giá xuất khẩu bình quân 3500 USD/tấn (năm 2006 là 1500 USD/tấn), vì vậy dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57,9%.

Năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt khoảng 16,3 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Những mặt hàng chủ lực vẫn chứng tỏ vị

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)