Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

1. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu hàng nông sản ViệtNam Nam

1.1. Mục tiêu phát triển hàng nông sản Việt Nam

Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2001-2010. chiến lược phát triển xuát khẩu hàng nông sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2015 được tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau:

Thứ nhất, mục tiêu bao trùm đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam từ nay đến năm 2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững với những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, sản phẩm có hàm lượng chế biến cao.

Thứ hai, mục tiêu cụ thể đối với xuất khẩu hàng nông sản là phấn đấu đạt được các chỉ tiêu: xuất khẩu các mặt hàng nông sản chiếm khoảng 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 9 đến 10 tỷ USD trong thời gian tới năm 2015. Trong 2 năm sau khi gia nhập WTO, chúng ta đã đạt được chỉ tiêu này. Song, trong thời gian tới tình hình thị trường trên thế giới sẽ khó khăn hơn rất nhiều nên chúng ta cần phải tiếp tục phát huy, đạt được chỉ tiêu đề ra như ở trên. Phát triển sản xuất hàng hóa theo quy hoạch, nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất tập trung hướng về xuất khẩu, ưu tiên đầu tư phát triển nhanh các sản phẩm có lợi thế nhất, trên các vùng có quy mô hàng hóa lớn. Đồng thời nghiên cứu lựa chọn để phát triển đa dạng các sản phẩm trên các vùng còn lại.

Thứ ba, tập trung đầu tư khâu giống, đảm bảo cung ứng đầu đủ giống tốt giống thuần và giống lai cho sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm lượng chế biến trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu, từ đó nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, phát triển đồng bộ các công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến với công nghệ nhiều tầng, đa dạng sản phẩm theo hướng hiện đại.

Thứ tư, phát triển sản xuất-xuất khẩu hàng nông sản dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu. Xây dựng hành lang pháp lý về chính sách về cơ chế quản lý và thủ tục hành chính thông thoáng, minh bạch để có sức hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng nông sản. Áp dụng chính sách bảo hộ nông nghiệp hợp lý, để giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Coi trọng sự tham gia của cộng đồng dân cư nông thôn trong việc đưa ra

quyết định phát triển nông nghiệp-nông thôn trong tương lai cũng như hiện tại.

1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của ViệtNam Nam

Theo đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 của bộ Công Thương, hàng nông sản được xếp vào nhóm hàng cần nâng cao giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu do diện tích thâm canh, nuôi trồng bắt đầu bị giới hạn, việc tăng quy mô sản xuất nuôi trồng gặp khó khăn, hoặc chi phí cao. Muốn nâng được năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu cấn phải tập trung vào khâu giống, phương pháp nuôi, trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm lượng chế biến trên một đơn vị xuất khẩu

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)