Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)

3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh một số hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay

3.3. Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đạt được

Thứ nhất là những đổi mới của Nhà nước về các chính sách quản lý xuất khẩu, về mở cửa thị trường cũng như những chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp đã góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh xuất khẩu, tạo khung hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động đầu tư sản xuất và xuất khẩu phát triển. Ví dụ: Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về Kinh tế trang trại đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ngoài ra, để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đáp ứng những quy định của WTO, Nhà nước đã đẩy mạnh các cải cách trong nông nghiệp theo đúng các quy luật kinh tế thị trường, như xóa bỏ những ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ Nhà nước; đồng thời bãi bỏ quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân là chỉ được đăng ký kinh doanh ở cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, từng tỉnh.

Thứ hai là, công tác phát triển thị trường đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mở ra nhiều thị trường mới và tiềm năng. Việc chính thức là thành viên của WTO, mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội tiếp cận với các thị trường xuất khẩu mới, tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung, hàng nông sản nói riêng xâm nhập các thị trường dễ dàng hơn, thúc đẩy các mặt hàng trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc đã từng bước hình thành và dành được nhiều quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành. Hình

thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và chuyên nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng hình ảnh và chỗ đứng hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ ba là, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu, bao gồm chất lượng quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước và chất lượng lao động trong các doanh nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Khoa học công nghệ là giải pháp có hiệu quả nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư cũng như các địa phương nhập giống, đồng thời Chính phủ cũng hỗ trợ một số địa phương và doanh nghiệp nhập giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)