Giá cà phê xuất khẩu trong nước biến động theo giá thế giới nhưng thường ở mức thấp hơn. Xét từ năm 2000 trở lại đây, giá cà phê trên thị trường quốc tế thường xuyên dao động. Từ đầu năm 2000, giá cà phê đang ở mức khoảng 3000 USD/ tấn, sau đó tụt giảm liên tục xuống đến mức kỷ lục vào năm 2002 là 730 USD/tấn. Trong những năm gần đây, giá cà phê trên thế giới đang có xu hướng tăng dần, trong năm 2008 giá cà phê thế giới là mức giá cao nhất từ năm 1998 trở lại đây. Quý 1/2008, giá cà phê thế giới đã đạt mức cao nhất, nhưng đến nửa cuối năm thì giá trong xu thế liên tục giảm. Nếu như giá cà phê liên tục tăng lên từ quý 2/2007, cà phê Arabica tại thị trường New York (ICE) đạt điểm đỉnh là 165,4 USD/lb vào 20/2/2008 thì đến ngày 5/12/2008 đã giảm xuống chỉ còn 101,6 USD/lb là mức thấp kỷ lục của năm. Giá cà phê Robusta đạt mức điểm đỉnh là 2.758 USD/tấn vào ngày 5/3/2008 đã giảm xuống 1.556 USD/tấn vào 27/10/2008.
Nguyên nhân khiến giá cà phê thế giới biến động trong những năm vừa qua. Thứ nhất là do độ co giãn cầu cà phê rất thấp. Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) ước tính độ co giãn giá cả đối với tiêu dùng cà phê ở các nước phát triển là -0.34. có nghĩa là khi giá bán giảm 1% thì khối lượng cà phê tiêu thụ tăng 0.34% và ngược lại. Thứ hai là phản ứng cung cà phê trước giá thay đổi có tính trễ. Điều này có nghĩa là, khi khối lượng cung cà phê tăng đột biến, khối lượng cầu tiêu thụ hầu như thay đổi không đáng kể dẫn đến tình trạng dư thừa lớn cà phê và hậu quả là giá cà phê sụt giảm. Tinh hình đó sẽ kéo dai cho đến khi các nước sản xuất cà phê hàng đầu có những sự điều chỉnh về diện tích cà phê, khi đó một chu kỳ mới của thị trường cà phê lại bắt đầu.
Mức chênh lệch giá cà phê của Việt Nam và thế giới ngày càng được thu hẹp dần, từ 1.211 USD/tấn vào năm 2000 xuống còn 248 USD/tấn vào
năm 2008(22). Nếu so sánh với mức giá cà phê robusta xuất khẩu của thế giới và của một số nước trong khu vực như Indonexia thì giá cà phê robusta Việt Nam còn thấp hơn nhiều. Nguyên nhân chính là năng suất cà phê của Việt Nam cao vào loại hàng đầu thế giới, đạt khoảng 30 tạ/ha, cao hơn so với Inđônêxia khoảng 1,5 đến 1,7 lần. Ngoài ra, do chưa chủ động trong việc tiếp cận nguồn hàng, thiếu hệ thống kho hàng, bị khách nước ngoài ép giá.
* Chất lượng cà phê xuất khẩu
Phần lớn cà phê xuất khẩu của chúng ta là dưới dạng cà phê nhân và sơ chế, chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiêu chuần cấp Nhà nước áp dụng cho cà phê hiện nay là TCVN 4193-2005.
Chất lượng cà phê của chúng ta so với thế giới là kém. Tỷ lệ cà phê bị loại bỏ ở thị trường LIFFE chiếm tỷ trọng cao trên thế giới. Năm 2005, tỷ lệ cà phê robusta của Việt Nam phải loại bỏ chiếm 89% của thế giới; năm 2006 tỷ lệ này là 88%,. Trong năm 2008 vừa qua, Tổ chức cà phê thế giới thống kê lượng cà phê của 17 quốc gia, vùng lãnh thổ bị loại khi nhập khẩu vào 10 cảng của châu Âu thì 80% là của Việt Nam.
Thực ra, chất lượng cà phê tự nhiên của chúng ta là được xếp vào tốt, có hương vị đậm đà, thơm ngon do được trồng ở những vùng có độ cao 1000m so với mực nước biển. Chất lượng cà phê của ta là kém nguyên nhân là do sự yếu kém trong các khâu thu hoạch, phơi sấy, chế biến và kiểm tra chất lượng,... Ví dụ:
+ Về khâu thu hoạch: hiện nay người nông dân vẫn quen hái quả xanh, chiếm tới 70%. Nhiều nơi còn tuốt quả xanh lẫn quả chín cùng một lúc, dùng bạt trải dưới gốc cây để hứng tất cả cà phê trên cây khi tuốt. Điều này dẫn đến cà phê khi thu hái về sẽ lẫn nhiều tạp chất như cành khô, lá cây. Việc