thế trên thị trường và chiếm thị phần lớn trên thị trường thế giới. Năm 2008, nước ta đã có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu đều tiếp nhận thêm bạn hàng mới. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mặc dù, trong năm 2008 lĩnh vực xuất khẩu nông sản của chúng ta vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng người nông dân hầu như không thu được gì từ sự kết quả này. Nguyên nhân là do sự biến động của thị trường nông sản trong năm vừa qua. Trong năm 2008, nhiều mặt hàng nông sản có giá lên xuống bất thường. Điển hình là mặt hàng gạo. Hồi đầu năm 2008, giá gạo 5% tấm ở mức 365 USD/tấn, là mức giá rất tốt so với năm 2007 (năm 2007 có mức giá trung bình là 300 USD/tấn). Nhưng sau đó cứ liên tiếp tăng lên 400, 500, 600, 700 USD/tấn, rồi đạt tới mức đỉnh điểm 1100 USD/tấn. Sau đó, giá gạo liên tục giảm mạnh xuống, và đến tháng 11/2008, chỉ còn 400 USD. Tương tự, giá cao su xuất khẩu cũng đã từng tăng vọt lên tới xấp xỉ 60 triệu/ tấn, rồi lại giảm mạnh xuống 10 triệu/ tấn…Giá nông sản các tháng cuối năm tuy giảm mạnh, nhưng đợt tăng giá đầu năm đã góp phần đưa giá trị của tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả năm đạt 16,3 tỷ USD.
Giá cả các loại nông sản trong năm 2008 biến động bất thường và liên tục nguyên nhân thứ nhất là do nền kinh tế thế giới vừa qua xảy ra rất nhiều biến động, Việt Nam sau khi gia nhập WTO, độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng; thứ hai là công tác dự báo trong nước trong năm 2008 chưa thực sự hiệu quả, gây nên sự lên xuống liên tục về giá cả.
Tóm lại, sau 2 năm gia nhập WTO, giá trị xuất khẩu nông sản của chúng ta xu hướng chung là vẫn tăng, cho thấy Việt Nam có tiềm năng về các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng nông sản
vẫn chưa phát huy được thế mạnh của mình để nâng cao giá trị và tạo được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.