Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

2.1. Gạo

* Sản lượng và doanh thu gạo xuất khẩu

Gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong những năm gần đây. Từ trước những năm 1989, Việt Nam đã từng là một nước thiếu lương thực triền miên, phải nhập khẩu gạo hằng năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu. Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam theo xu hướng chung tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2008. Mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2000-2008 như sau (bảng 2)

Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo

Năm Sản lượng

(nghìn tấn)

Kim ngạch

2000 3.370 615,822001 3.528 544,11 2001 3.528 544,11 2002 3.245 608,12 2003 3.820 734,00 2004 4.000 941,00 2005 5.200 1.394,00 2006 4.749 1.300,00 2007 4.500 1.480,00 2008 4.740 2.900,00 Bình quân (2000-2008) 4,35% 21,37%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa của nước ta đều giảm dần, do nhường đất cho các ngành công nghiệp, dịch vụ thực hiện quá trình công nghiệp hóa, nhưng sản lượng lúa thu hoạch đều tăng, do đó sản lượng gạo xuất khẩu có xu hướng chung là tăng.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu (8.5%) có mức tăng nhanh hơn so với mức tăng của sản lượng. So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của họ thấp hơn tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới nhưng lại đứng thứ 3, thứ 4 xét về giá trị xuất khẩu.

Năm 2008, sau 2 năm chúng ta gia nhập WTO, sản lượng xuất khẩu gạo của chúng ta đứng hàng thứ 2 trên thế giới với sản lượng đạt gần 5 triệu tấn. Tuy nhiên, nguyên nhân của kết quả này là do trong năm 2008, các nước cạnh tranh mạnh với chúng ta như Ấn Độ, Trung Quốc do có lạm phát xảy ra nên đã hạn chế lượng gạo xuất khẩu. Do vậy mà lượng cung gạo thế giới trong các tháng đầu năm 2008 giảm sút, giá gạo thế giới tăng cao, vì vậy Việt Nam đã đạt sản lượng và giá trị xuất khẩu cao hơn trong giai đoạn này.

Tóm lại, sự tăng hay giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam là chủ yếu là do sự biến động về sản lượng sản xuất và xuất khẩu của Ấn Độ, Trung Quốc và sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới chứ chưa phải là xuất phát từ chính bản thân năng lực cạnh tranh của chúng ta.

* Thị phần gạo xuất khẩu

Do sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam tăng lên trong những năm vừa qua nên thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng lên tương ứng.

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên từ 20 nước năm 1991 mở rộng ra 80 nước năm 2005 và hiện có mặt ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam, chiếm 52% về khối lượng xuất khẩu và 51% về giá trị nhập khẩu, tiếp đến là thị trường châu Âu và thị trường Trung Đông . Gạo xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu xâm nhập được các thị trường khó tính, có những quy định khắt khe như Anh, Thụy Sĩ, Pháp, Hồng Kông, Mỹ, Đài Loan…Tuy nhiên, dù số lượng thị trường xuất khẩu nhiều nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn định thì lại ít, chỉ tập trung và 9 đến 10 nước ở châu Á như Inđônêxia (chiếm tỷ trọng 14,8%), Philipin (12,6%), Singapore (9,9%) và Thụy Sĩ (8,4%).

Trong vài năm gần đây, thị trường châu Phi cũng đã được chú trọng và khai thác. Lượng gạo xuất khẩu thông qua Nam Phi đã tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, khi xuất khẩu gạo vào thị trường này, chúng ta phải chú ý đến khả năng thanh toán của họ. Ví dụ mọi năm giống lúa IR 50404 xuất khẩu một lượng lớn nhờ các nước châu Phi mua nhiều gạo cấp thấp 25% tấm. Năm 2008, châu Phi vẫn thiếu gạo trầm trọng nhưng họ không được các ngân hàng châu Âu cho vay tiền để mua gạo, nên IR50404 đã bị tồn đọng rất nhiều, gây thiệt hại cho chúng ta trong năm vừa qua.

Mặc dù thị phần gạo của chúng ta có tăng lên và xuất hiện ở nhiều thị trường nhưng chúng ta vẫn chưa thiết lập được hệ thống thị trường và bạn hàng lớn ổn định. Nếu so với Thái Lan, chúng ta còn cách họ một khoảng cách xa. Đó là, Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống với số lượng lớn, khá ổn định (trên 15 bạn hàng truyền thống lớn), trên 80% tổng số lượng gạo xuất khẩu. Mặt khác, gạo của Thái Lan có uy tín và được nhiều khách hàng ưa chuộng, phù hợp với thị trường có sức mua cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU… Ngoài ra, khoảng 65% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam phải qua thị trường trung gian, trong đó các công ty môi giới Pháp chiếm 30-40%, các công ty môi giới Hồng Kông chiếm từ 10-15%, và các công ty môi giới Thái Lan chiếm 9%. Việc xuất khẩu thông qua môi giới này làm chúng ta không những phải chịu một khoản hoa hồng không nhỏ mà còn dẫn tới không chủ động và dễ bị lép vế, ép giá từ phía bạn hàng nước ngoài.

* Chi phí sản xuất và giá gạo xuất khẩu

_ Chi phí sản xuất

Gạo xuất khẩu của nước ta chủ yếu được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Theo kết quả điều tra cho thấy giá thành sản xuất lúa trung bình hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 1000 - 1050 đồng/kg; ở đồng bằng sông Hồng vào khoảng 1300 - 1350 đồng/kg, tương đương khoảng 90-110 USD/tấn. Trong khi đó, ở Thái Lan giá thánh sản xuất lúa cách đây trung bình vào khoảng là 165-170 USD, gần gấp đôi giá thành sản xuất lúa ở Việt Nam.

Về chi phí đầu vào, sản xuất lúa của ta thấp, nhất là chi phí lao động chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan, năng suất lúa cao hơn 1,5 lần, nên giá thành sản xuất lúa thấp. Chỉ số DRC (chi phí nguồn lực nội địa cho sản xuất gạo xuất khẩu) của ta DRC = 0,490 (ĐBSCL là 0,30 - 0,35, ĐBSH là 0,65 -

0,80), Thái Lan DRC = 0,90(18). Như vậy, sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta là có hiệu quả, tuy nhiên chi phí thấp và lợi thế về tài nguyên mới chỉ là sự khởi đầu của tính cạnh tranh. Chúng ta phải biết chuyển từ lợi thế so sánh về chi phí thấp đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại. Vì từ sản xuất lúa cho đến khi hạt gạo xuất khẩu được còn một chặng đương dài mà không ít những khó khăn, bất cập như các vấn đề thị trường, chất lượng chế biến, môi trường kinh doanh và hàng loạt các tác động của thể chế chính sách.

_ Giá gạo xuất khẩu

Từ năm 2000 trở lại đây, khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới tuy đã được thu hẹp dần, do chất lượng gạo tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của thế giới. Nguyên nhân là chất lượng của chúng ta so với thế giới chưa cao. Vấn đề không phải là do chúng ta chủ động hạ giá thành để cạnh tranh, mà phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới do chất lượng gạo chưa cao. Nếu so sánh với gạo Thái Lan, thì giá gạo của chúng ta thấp hơn từ 12-24USD/tấn, năm 2000 khoảng cách giá là 14USD/tấn đến năm 2005 khoảng cách là 37 USD/tấn, đến năm 2007 giá gạo của chúng ta đã đạt gần bằng giá gạo của Thái Lan.

Năm 2008, giá gạo xuất khẩu bình quân Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2007, tuy nhiên nguyên nhân không phải là do năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo chúng ta mà là do cơ hội thị trường, vì trong năm 2008 lượng cung lượng gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đẩy giá gạo tăng cao, thậm chí có thời điểm, giá gạo xuất khẩu được đẩy lên tới đỉnh điểm là gần 1090 USD/tấn (vào tháng 04/2008). Chính vì vậy, từ tháng

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w