Nguồn: “ Vụ kế hoạch và đầu tư – Bộ Công Thương, năm 2007”

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

06/2008, khi lượng cung gạo trên thế giới tăng lên, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh, gây thiệt hại cho chúng ta do tích trữ hàng quá nhiều.

Tóm lại, sau 2 năm gia nhập WTO, giá gạo xuất khẩu của chúng ta dù đã được cải thiện, thu hẹp khoảng cách so với giá thế giới nhưng vẫn thấp hơn so với giá bình quân thế giới, và càng thấp hơn so với giá gạo của Thái Lan. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chất lượng gạo của chúng ta còn thấp, chưa đạt tiêu chuẩn.

* Chất lượng gạo xuất khẩu

Hiện nay, yêu cầu kỹ thuật đối với gạo xuất khẩu là TCVN 5644-1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học. Công nghệ và Môi trường ban hành. Theo đó, gạo được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam là màu sắc, mùi vị phải đặc trưng cho từng giống, loại gạo đó, không biến màu, không bị hư hỏng và không có mùi vị lạ.

Cùng với sự tăng trưởng về sản lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực. Tỷ lệ xuất khẩu đã qua chế biến sâu tăng lên, bước đầu tạo năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, so với gạo của Thái Lan, gạo của Việt Nam hiện vẫn còn kém cả về chất lượng, sự đa dạng về chủng loại… Thực tế, phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam tham gia thị trường thế giới còn kém xa so với gạo xuất khẩu của Thái Lan cả về độ dài, mùi thơm, bạc bụng, tỷ lệ tấm… nên giá cả thấp, chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường nước châu Phi, Trung Đông thông qua các nước trung gian. Trong khi đó, gạo của Thái Lan phù hợp với thị trường có thu nhập cao như Nhật, EU…

Từ năm 2000 đến nay, để phù hợp với yêu cầu của thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ từ 22,4% năm 1996, đã tăng lên 85% vào năm

2007; đồng thời gạo chất lượng thấp cũng giảm từ 23% xuống còn 8%. Đây cũng là dấu hiệu tích cực thể hiện phần nào sự phát triển của công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến như gặt hái, vận chuyển tuốt lúa, xay xát gạo.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam còn thấp là do sự yếu kém về khâu bảo quản và khâu chế biến. Có tới 80% lượng thóc được xay xát bởi những máy nhỏ của tư nhân không được trang bị đồng bộ về sân phơi, lò sấy và kho chứa. Trong khi đó, Thái Lan có trên 90% nhà máy quy mô lớn, được trang bị đồng bộ nên chất lượng gạo xuất khẩu cao hơn.

* Thương hiệu

Phần lớn gạo của Việt Nam khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới đều đã qua khâu chế biến, song hiện giờ vẫn chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam nào đủ mạnh để xứng với tầm xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện tại, Việt Nam có hơn chục thương hiệu gạo như Nàng Thơm, Jasmine, KDM. Tuy nhiên các thương hiệu này lại được bày bán tại các siêu thị , cửa hàng nước ngoài với nhãn hiệu là “Made in Thailand”, “Made in Hong Kông”, “ Made in Taiwan”… Đây thực sự là một vấn đề đối với Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu đối với người tiêu dùng thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, trong các năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong cả nước đã bắt đầu thực hiện, xúc tiến, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo đặc sản. Ví dụ: công ty TNHH Viễn Phát (thành phố Hồ Chí Minh) là một trong số các công ty đã xây dựng thành công thương hiệu cho gạo xuất khẩu. Ngày 10/2/2003, công ty đã được Cục Sở hữu trí tuệ chính thức công nhận nhãn hiệu độc quyền gạo Hoa Sữa. Hay Nông trường Sông Hậu đã xây dựng thương hiệu gạo Sohafarm được khách hàng nhiều nước tín nhiệm.

Trên thế giới, có nhiều thương hiệu gạo nổi tiếng như Hoa Lài, Cao Đắc Ma Li…mà khi nói đến người tiêu dùng nghĩ ngay đến nước sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ… Gạo Việt Nam muốn tìm xâm nhập các thị trường cao cấp, không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

2.2. Cà phê

* Sản lượng và doanh thu cà phê

Ở nước ta, cà phê là loại nông sản xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm khoảng 1/10 kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Từ năm 1995 đến nay, cây cà phê của nước ta phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tăng nhanh về diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng cà phê, đặc biệt là sản lượng cà phê xuất khẩu (vì khoảng 95% cà phê nước ta sản xuất ra được dùng để xuất khẩu).

Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm 17 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới trong số 75 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê cà phê (chiếm tới 88% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới). Trong đó, tổng sản lượng của 3 quốc gia đứng đầu là Braxin, Việt Nam và Colombia là nhiều hơn tất cả các nước còn lại cộng lại.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê theo xu hướng chung là đều tăng. Sau đây là bảng thống kê sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê từ năm 2000 đến năm 2008 (bảng 3)

Bảng 3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam

Năm Sản lượng (tấn) Kim ngạch (nghìn USD) 2000 705.300 464.342 2001 844.452 338.094 2002 702.017 300.331 2003 693.863 446.547

2004 889.705 576.0872005 903.000 683.100 2005 903.000 683.100 2006 887.000 1.070.000 2007 1.229.233 1.911.462 2008 1.059.506 2.111.187 Bình quân (2000-2008) 4,46% 21,46%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong giai đoạn 2000-2006, sản lượng cà phê của chúng ta tuy có một vài năm giảm như các năm 2002 và 2003 nhưng theo xu hướng chung là tăng, từ năm 2000 với sản lượng và kim ngạch là 705.300 tấn và 464.342 nghìn USD đến năm 2006 là 887.000 nghìn tấn và 1.070.000 nghìn USD. Năm 2005, xuất khẩu cà phê đạt mức kỷ lục, sản lượng đạt 903.000 tấn và kim ngạch đạt 683.100 nghìn USD. Như vậy, trong giai đoạn này, cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của chúng ta đều tăng khá tốt.

Sau 2 năm gia nhập WTO, sản lượng cà phê của nước ta vẫn tiếp tục tăng. Năm 2008, sản lượng xuất khẩu cà phê đạt trên mốc 1 triệu tấn và kim ngạch đạt 2.2 tỷ USD, là những con số kỷ lục kể từ khi xuất khẩu cà phê trên thị trường thế giới. Trong năm 2008, xuất khẩu cà phê nước ta tiếp tục đứng thứ 2 trên thế giới, sau Braxin.

Nguyên nhân để ngành cà phê đạt được những kết quả như trên, thứ nhất là do những chính sách đổi mới, phù hợp của Nhà nước trong việc khuyến khích, hỗ trợ nông dân cải tiến kỹ thuật, đạt kết quả cao trong việc gia tăng năng suất. Thứ hai, do chúng ta đã bước vào WTO, nên khả năng tiếp cận thị trường thế giới mở rộng hơn, cơ hội thị trường có nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê của chúng ta.

* Thị phần cà phê xuất khẩu

Thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng được khẳng định rõ nét. Nếu như những năm đầu thập kỷ 90, cà phê của Việt Nam chưa có một vị trí đáng kể trên thị trường thế giới, thì đến nay Việt Nam đã

trở thành nước có thị phần cà phê xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới sau Braxin liên tục từ năm 2000 đến năm 2008.

Xét trong khu vực châu Á, thị phần cà phê Việt Nam đứng đầu, lớn gấp 2 lần thị phần Indonexia (nước có thị phần lớn thứ 2 trong khu vực châu Á, thứ 3 trên thế giới).

Thị trường cà phê Việt Nam ngày càng được mở rộng và chuyển đổi hướng. Trước đây, hầu hết cà phê sản xuất ra để giao hàng theo Nghị định thư với Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu trước đây. Sau khi hệ thống các nước XHCN sụp đổ, thị trường cà phê Việt Nam đã không ngừng được mở rộng, từ 51 nước năm 1998 đến 60 nước năm 2006.

Sau 2 năm gia nhập WTO, năm 2008, thị trường xuất khẩu cà phê là 99 nước trên thế giới. Thị trường lớn nhất vẫn là Đức với khối lượng 136.023 tấn. Tiếp đến là Mỹ với 106.393 tấn. Nước thị trường đứng đầu là Đức, Mỹ, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, UK, Thụy Sĩ và Pháp. Tổng khối lượng nhập khẩu của 10 nước này là 601,7 ngàn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD chiếm 56,8% về khối lượng và 61,8% về kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Nếu tính 20 nước hàng đầu thì tổng khối lượng là 768,4 ngàn tấn chiếm thị phần 75,5%, giá trị đạt 1,6 tỷ USD chiếm tỷ trọng 76,2%(19). Có thể thấy các nước nhập khẩu hàng đầu lại có giá trị cao hơn các nước còn lại. Các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu năm 2008 cũng là những nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu từ vụ 2000/01 đến nay. Có thể nói đó là những thị trường truyền thống, những khách hàng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Ví dụ như Hoa kỳ là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn của chúng ta, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Nhưng Hoa Kỳ cũng là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)