thu hoạch như thế này không những gây khó khăn khi phơi khô mà còn gây ô nhiễm sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Về khâu phơi sấy: trong chế biến cà phê nhân thì khâu phơi sấy giữ vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định chất lượng sản phẩm chế biến. Tuy nhiên, cà phê xuất khẩu của chúng ta có đến gần 80% sản lượng được chế biến trong khu vực hộ gia đình. Hầu hết các hộ không có nhà kho riêng, bao bì không đảm bảo chất lượng. Do đó, độ ẩm cà phê thường quá mức độ giới hạn cho phép.
Trên đây là một vài nguyên nhân khiến cho chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn thấp, làm giảm năng lực cạnh tranh về giá của mặt hàng cà phê của chúng ta trên thị trường thế giới. Cà phê của chúng ta muốn đạt được kết quả cao hơn thì buộc phải khắc phục, cải thiện những khuyết điểm này.
* Thương hiệu cà phê
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực thì cà phê là mặt hàng đầu tiên xây dựng được thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, số lượng cà phê có thương hiệu mạnh như vậy chưa nhiều. Việc xuất khẩu cà phê của chúng ta hiện nay phần lớn không trực tiếp xuất khẩu cho các nhà rang xay hàng đầu trên thế giới mà thông qua các đầu mối trung gian, để sau đó được bán dưới thương hiệu nước ngoài. Do vậy, các nhà máy chế biến lớn của thế giới và người tiêu dùng trên thế giới không biết đến cà phê Việt Nam.
Cho đến hiện nay, Việt Nam mới chỉ có thương hiệu “Cà phê Trung Nguyên” là khẳng định vị trí cà phê tinh chế của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sản phẩm “cà phê Trung Nguyên” đã có mặt tại 16 quốc gia trên thế giới và được khách hàng nước ngoài và người Việt Nam đang sinh sống
ở nước ngoài đánh giá rất cao. Ngoải Trung Nguyên, trên thị trường Việt Nam còn có khoảng 10 thương hiệu cà phê hòa tan như Vinacafe, Nescafe, Gold Roost... trong đó có hai thương hiệu lớn nhất, nổi tiếng trên thế giới là Vinacafe và Nescafe. Từ năm 1993, Vinacafe đã tung ra sản phẩm của mình và giành được vị thế áp đảo ở thị trường trong nước trước các hãng cà phê lớn trên thế giới như Nestlé, King, American Eagle. Đối với Nestlé, mặc dù xuất hiện trên thị trường muộn hơn so với Vinacafe, nhưng ngay từ khi mởi ra đời, Nestlé đã chủ trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm cùng với các chương trình khuyến mại lớn dành cho khách hàng.
Đến nay, cả Vinacafe và Nestlé đều đã tạo được chỗ đứng vững chắc ở nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Canada. Trung Quốc và các nước ASEAN,... nhờ vào chất lượng và thị hiếu phù hợp với tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới.
2.3. Chè
* Sản lượng và doanh thu xuất khẩu chè
Cùng với cà phê, chè được coi là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Sản lượng chè sản xuất ra không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn khẳng định vị trí của mình là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Việt Nam hiện là một trong 12 nước đứng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu chè. Trên thế giới, Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc và Ấn Độ là 4 nước có sản lượng xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Kenya và Srilanka tuy
không phải là nước sản xuất chè hàng đầu trên thế giới nhưng luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu chè với hơn 90% sản lượng chè sản xuất trong nước được xuất khẩu. Ấn Độ và Trung Quốc là các sản xuất chè hàng đầu thế giới nhưng không phải là những nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới vì phần lớn lượng chè sản xuất ra được tiêu thụ ở trong nước. Vì vậy, tuy tốc độ sản xuất chè của Ấn Độ được duy trì ở mức độ ổn định nhưng lượng xuất khẩu vẫn giảm dần do lượng tiêu thụ trong nước ngày càng tăng lên.
Ở Việt Nam, tính đến nay, cả nước có 34 địa phương trồng chè với khoảng hơn 120.000 ha với khoảng trên 160 đơn vị tham gia xuất khẩu, trong đó có Tổng công ty chè Việt Nam là đơn vị xuất khẩu chè lớn nhất. Khoảng 50% sản lượng chè sản xuất ra ở nước ta được đem đi xuất khẩu. Trong cơ cấu chè xuất khẩu của nước ta, nhìn chung có 3 loại: chè đen, chè xanh, và một số loại chè khác. Chè đen là loại chè đa dạng, có nhiều chủng loại nhất và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chè sản phẩm chè xuất khẩu.
Trong cơ cấu chè xuất khẩu, chè đen chiếm tỷ trọng tới trên dưới 80%, chè xanh khoảng dưới 20%. Lượng chè đen xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao là do phù hợp với thị hiếu các nước châu Âu và Trung Cận Đông. Còn chè xanh thì chỉ phù hợp với thị hiếu của một số nước ở châu Á và phải cạnh tranh với các nước sản xuất chè ở châu Á.
So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam hiện vẫn là một nước sản xuất và xuất khẩu chè nhỏ, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng chè của thế giới và 5% tổng sản lượng chè xuất khẩu. Tuy nhiên, vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới đang được khẳng định với sự gia tăng cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện ở bảng 4 sau đây:
Bảng 4: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam
Năm Khối lượng xuất khẩu
(nghìn tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD) 2000 55,6 69.600 2001 67,9 78.000 2002 77,0 82.500 2003 59,8 59.800 2004 96,0 91.500 2005 89,0 100.000 2006 103,0 109.000 2007 112,0 130.000 2008 104,0 147.000
Bình quân (2000-2008) 8,14% 7,76%
Nguồn: Tổng cục thống kê; Tổng cục hải quan
Trong giai đoạn từ năm 2000-2006, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của chúng ta tăng liên tục chỉ trừ năm 2003 là sản lượng chè xuất khẩu giảm do tác động của cuộc chiến tranh tại Irắc-thị trường nhập khẩu chè chính của nước ta, nên làm giảm khối lượng chè xuất khẩu của chúng ta.
Sau 2 năm gia nhập WTO, sản lượng chè của chúng ta vẫn tiếp tục tăng, trong đó năm 2007 đạt kỉ lục với khối lượng là 112 nghìn tấn. Năm 2008 tuy sản lượng của chúng ta giảm 7,14% nhưng về trị giá đã tăng 12,4% so với năm 2007. Nguyên nhân sụt giảm lượng xuất khẩu chè năm 2008 do khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam là Trung Quốc đột ngột không nhập hàng khiến cho một lượng lớn chè thành phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được. Năm 2008, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka và Kenya.
* Thị phần chè xuất khẩu
Thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới hiện nay còn rất nhỏ bé, chưa ổn định, chiếm khoảng 4-7% tổng sản lượng chè xuất khẩu của thế giới. Thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt khoảng 1/3 sản lượng xuất khẩu của các nước như Srilanka, Trung Quốc, Ấn Độ.
Cho đến nay, mặt hàng chè Việt Nam đã có mặt ở trên 110 quốc gia. Một số thị trường trọng điểm của chúng ta là Đài Loan, Irắc, Nga. Thuận lợi chính cho việc xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Irắc là mặt hàng chè không bị cạnh tranh với các đồ uống có cồn và có ga khác do quy định của tập quán tôn giáo. Hơn nữa, thị trường Irắc không đòi hỏi các quy định khắt khe về chất lượng như các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Mặc dù sản lượng chè xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu của chúng ta có xu hướng là tăng qua các năm từ năm 2000 đến năm 2008. Tuy nhiên, việc xuất khẩu chè sang các thị trường như EU và Hoa Kỳ vẫn đạt tỷ lệ thấp. Thị phần chè của chúng ta ở thị trường EU chiếm chưa đầy 5%. Còn Hoa Kỳ là một nước có lượng tiêu thụ chè đen lớn, chiếm khoảng 84%, nhưng chúng ta lại chỉ có khoảng 1,8%. Nguyên nhân mà chè Việt Nam vẫn chưa thâm nhập được vào là do chè Việt Nam vẫn chưa đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của EU và Hoa Kỳ.
* Chi phí sản xuất và giá xuất khẩu chè
_ Chi phí sản xuất chè
So với các đối thủ cạnh tranh thì giá thành sản xuất chè của Việt Nam hiện nay là thấp hơn, chủ yếu nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồi núi thấp, chi phí lao động thấp. Giá thành sản xuất chè của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 là 1.200 USD/ tấn, trong khi đó giá thành sản xuất chè của Srilanka là 2.000 USD/tấn và Ấn Độ là 1.500 USD/tấn (xem bảng 6)
Bảng 6: So sánh giá thành sản xuất chè của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh STT Nước Giá thành (USD/tấn) Tỷ lệ % 1 Việt Nam 1.200 100 2 Ấn Độ 1.500 125 3 Srilanka 1.583 132
4 Kenya 2.000 167
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007)
Xét về chi phí nguồn lực nội địa, chè Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2007 có giá trị là khoảng 0,607. Điều này chứng tỏ Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu chè.
_Giá chè xuất khẩu
Mặc dù, Việt Nam nằm trong 10 nước có ngành chè phát triển nhất thế giới, nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng khoảng 65-70%(23)
so với mức trung bình của các nước xuất khẩu chè. So với các nước trong khu vực, giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Srilanka, Ấn Độ (chưa bằng một nửa). Sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù giá chè xuất khẩu của chúng ta đã tăng khoảng từ 250 đến 270 USD/tấn nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá chè của thế giới khoảng từ 65-70%.
Nguyên nhân chính mà giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới là chất lượng xuất khẩu chè của Việt Nam còn thấp, không đúng các quy cách về chất lượng sản phẩm do các nhà nhập khẩu đưa ra, do đó chè Việt Nam thường bị ép giá là một điều khó tránh khỏi.
* Chất lượng chè xuất khẩu
Hiện nay, tiêu chuẩn Nhà nước về yêu cầu kỹ thuật đối với chè là TCVN 1454-1993 do Ban kỹ thuật Thực phẩm viên soạn, được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo Quyêt định số 2/2/QĐ ngày 12/5/1993. Theo QĐ này, sản phẩm chè chế biến gồm có 7 cấp chất lượng đối với chè xanh là
OP, P, FBOP, PS, BPS, F và D và 6 cấp chất lượng đối với chè đen: OP, P, B. BPS, F và D. Mặc dù đa dạng hóa chè xuất khẩu nhưng nhìn chung lượng chè thành phẩm chất lượng cao của chúng ta còn thấp. Phần lớn chè xuất khẩu của chúng ta là dưới dạng sơ chế, thường có độ ẩm cao, không đen, kém xoăn, nước không sánh, nhiều vụn và tạp chất, đặc biệt là dư lượng thuốc trừ sâu. Đặc biệt, vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu đang là vấn đề nỏi bất của chúng ta.Mới đây, Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) đã đưa ra cảnh báo khả năng ngành chè mất thị trường EU sau khi khách hàng ở Anh và nhiều nước châu Âu có thông báo về việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Chất lượng chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn thuộc loại không tên tuổi. Thông thường cấc nước nhập khẩu chè Việt Nam rồi đấu trộn với cốt chè của các loại khác hoặc chiết suất rồi đóng gói thành phẩm và bán ra dưới thương hiệu khác. Theo Hiệp hội chè Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chè các nước này. Đài Loan mỗi năm nhập khẩu khoảng 17 nghìn tấn chè của Việt Nam. Sở dĩ có lượng lớn như vậy là do Đài Loan có một ngành công nghiệp chế biến chè phát triển với những thương hiệu nổi tiếng. Chè của Việt Nam được bán vào Đài Loan với giá chè bán thành phẩm, nguyên liệu. Sau đó các doanh nghiệp Đài Loan chế biến lại, gắn nhãn mác mới và bán ra thị trường có giá trị cao. Những sản phẩm chè thành phẩm này lại được xuất đi khắp thế giới và ngay cả ngược lại thị trường Việt Nam với thương hiệu của Đài Loan. Tương tự như thị trường Nga, thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của chè Việt Nam với khoảng 10 nghìn tấn/năm. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là chè nguyên liệu.
* Thương hiệu chè xuất khẩu
Trong những năm qua, chúng ta đã cố gắng xây dựng thương hiệu chè Việt Nam và cho đến nay, chúng ta đã có thương hiệu “Chè Việt” được đăng ký và bảo hộ tai 70 thị trường quốc gia và khu vực, trong đó có Đức, Pháp, Séc, Hungari,…Thương hiệu “Chè Việt” được Hiệp hội chè Việt Nam chính thức công bố vào ngày 28/1/2005, với logo được cách điệu hình lá chè và chiếc nón mảu xanh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng xây dựng thương hiệu nhưng thương hiệu “Chè Việt” vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng trên thế giới do thương hiệu của chúng ta mới xuất hiện, trong đó các thương hiệu chè nổi tiếng trên thế giới như Darjeeling của Ấn Độ, Ceylon với biểu tượng hình con sư tử của Srilanka đã nổi tiếng trên thế giới từ hơn một thế kỷ nay.
Thương hiệu chè Việt Nam chưa có được thương hiệu như các đối thủ cạnh tranh một nguyên nhân khác là do chất lượng sản phẩm của chúng ta còn thấp. Chất lượng của sản phẩm chính là chiếc tem đảm bảo cho sản phẩm đó. Chúng ta muốn đảm bảo thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng thì chất lượng phải tốt, nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, chất lượng chè của chúng ta so với các nước khác vẫn là thấp. Vì vây, muốn tạo một thương hiệu chè Việt Nam có uy tín, vững mạnh thì ngay bây giờ chúng ta phải thay đổi, nâng cao chất lượng chè.