Giải pháp về nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 89)

25 Theo Nghị quyết NQ 07 Bộ Chính trị

2.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.

Việc tìm cách để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu nói chung, mặt hàng gạo, cà phê, chè nói riêng cần phải được tiến hành ngay từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, và dự trữ…. Cần đẩy mạnh hoạt động của chương trình khuyến nông, khuyến lâm, đầu tư của Nhà nước cho công tác nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là các biện pháp

hỗ trợ nông nghiệp trong nước dạng “hộp xanh” có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu nông sản, nhưng lại không vi phạm quy định của WTO. Đồng thời, cần ưu tiên hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO, HACCP, tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật theo Hiệp định SPS.

Tổ chức thường xuyên các hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền tới hộ nông dân, trang trại, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tham gia vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ gạo, cà phê, chè ở từng vùng bằng nhiều kênh khác nhau như truyền thanh, vô tuyến, báo chí, hội thảo, hội nghị … về các yêu cầu của sản xuất chế biến hàng nông sản đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo các yêu cầu của WTO, các kiến thức kinh doanh trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ,…

* Giải pháp về giống

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu thi giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, có tính quyết định trực tiếp. Đối với các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, chè, giống có ảnh hưởng đến màu sắc, kích cỡ, độ thơm ngon của hạt, hạt nguyên hay hạt vỡ, khâ năng phòng chống sâu bệnh. Để đẩy mạnh hiệu quả của giống cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu lai tạo ra và áp dụng những giống cây con có năng suất, chat lượng và giá trị kinh tế cao phù hợp với các vùng. Đối với những giống, cây con tốt trên thế giới mà phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của nước ta và phù hợp với thi hiếu của người tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ và đối với những công nghệ mới thì cần khuyến khích nhập khẩu.

Chương trình giống quốc gia đã và đang được triển khai sâu rộng trên toàn quốc (trong giai đoạn 5 năm 2001-2005 đã có 40 dự án giống lúa ở trung ương và địa phương được phê duyệt với số vốn dự kiến là 397 tỷ đồng). Năm 2006, cục Nông nghiệp và Cục Trồng trọt triển khai nhân rộng một số giống lúa cho năng suất, chất lượng cao như lai F1, nếp IRI 352, IR 64 tại đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Cũng như từ năm 2006, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho phép áp dụng các loại giống lúa như lúa tẻ thuần các giống DT-21, BM 9603, OM92-2, OM 90-9, Tép lai, Nàng hương số 2, LC93-1, M6, OM2718, OM2514-314 và các giống lúa tẻ địa phương cổ truyền; láu lai các giống: TH3-3, HYT83, Khải phong số 1, Nông Ưu 28 (CV1), hoa ưu 108; lúa nếp; các giống nếp địa phương cổ truyền.(26)

Cho đến nay nước ta đã chính thức công nhận và đưa vào sản xuất nhiều giống lúa mới có năng suất cao và chống chịu tốt. Tuy nhiên để đưa vào áp dụng và nhân rộng những giống lúa có chất lượng và giá trị kinh tế cao cấn chú ý các nội dung sau:

- Xúc tiến nhanh việc tuyển chọn các giống lúa thơm, lúa đặc sản của các địa phương, để từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.

- Nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống lúa, chủng loại lúa thích hợp với từng vùng, phù hợp với nhu cầu của từng thị trường xuất khẩu. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất, cung ứng và ứng dụng các giống lúa mới. Hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lúa lai tạp bằng giống lúa thuần cho nông dân do phần lớn các giống lúa mới đều bị thoái hóa nhanh và dễ bị lai tạp.

Đối với cà phê

Đối với cà phê Arabica, trong thời gian qua các nhà khoa học đã lai tạo và thử nghiệm nhiều loại giống mới như TN1, TN2, TN3, TN4, TN5 và TN6 (có mật độ từ 4-5 nghìn cây/ha, lai tạo giống Catimor trong nước và giống Arbica thuần chủng từ Ethiopia). Các giống cây này không những cho năng suất cao (3-4 tân/ha), kháng được bệnh gỉ sắt, thích ứng với điều kiện sinh thái mà còn đạt được chất lượng cà phê không thua kém gì cà phê của Colombia. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền núi phia Bắc đang từng bước tiến hành đưa ra 10 giống triển vọng đạt các chỉ tiêu năng suất, chất lượng nhân xuất khẩu và tính kháng bệnh gỉ sắt phát triển trên diện rộng. Trong đó, hai giống cà phê TN1 và TN2, lai chủng Abrica thể hiện đặc đặc trưng sinh trưởng tốt cho năng suất cao.

Đối với cà phê robusta, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên vừa cho phép phổ biến bộ giống gồm 5 tinh dòng 13/8, 14/8, 2/3, 17/12 và 11/3A4 và 6 dòng vô tính là V4/55, NG14/8, N17/12,Q1/20 và TH2/3.

Do vậy, cần phải tuyển chọn và lai tạo các loại giống cà phê mới cho năng suất cao và chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt đối với những diện tích trồng mới hoặc luân phiên. Bên cạnh đó, có thể trồng thêm những giống cà phê thuần chủng như Buorbon, TH1, Mundo Novo, Typical nhằm tạo ra sản phẩm cà phê đặc sản, gắn với thương hiệu sinh thái từng vùng.

Đối với chè

Tiếp tục có những chương trình giống hỗ trợ các hộ cải tạo các vườn chè đã cũ cho năng suất thấp nhằm xây dựng những vùng nguyên liệu chất lượng cao, đồng đều và ổn định phục vụ chế biến. Cần phải thay thế dần các giống chè đã thoái hóa bằng các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt như các loại giống PH1, 1A, 777, BT95, YA94,… và các giống mới như

BT95, NY95, VX 95,… Bên cạnh đó, cần trồng thêm các loại chè đặc sản như chè Shan Tuyết, BP95, LD1-2, VX95, YA94. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến đặc điểm sinh thái của từng vùng để bố trí các giống chè thích hợp như các loại giống mới BT95, NT95, VX95,…thích hợp với các vùng có độ cao từ 500m trở lên.. Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) vừa đưa ra một số giải pháp canh tác chè bền vững theo phương pháp mới để nâng cao năng suất và chất lượng chè. Trong đó có chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng mở rộng diện tích các giống chè mới cho năng suất vao, chất lượng tốt phù hợp với từng vùng, kể cả trồng mới và trồng thay thế giống cũ. Chẳng hạn, đối với vùng sản xuất chè sạch, chè hữu cơ: chủ yếu phát triển chè Shan chọn lọc và các giống chè nhập nội có chất lượng cao như Ôlong Thanh Tâm, Vân Xương, Thiết Bảo Trà, Thúy Ngọc; Vùng phát triển chè chất lượng cao và an toàn: bố trí các giống chè Shan chọn lọc, phát triển các giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Ô long Thanh Tâm, Ngọc Thúy, Long Tinh, Vân Xương, Bát Tiên và một số giống chè Nhật Bản đã khảo nghiệm có triển vọng; vùng chè năng suất cao, an toàn: Trông thay thế dần các giống chè Trung du bằng các giốn có năng suất và chất lượng cao như LDP1, LDP2, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Kim Tuyên, Bát Tiên….

Để thực hiện được mục tiêu áp dụng các giống chè cho năng suất và chất lượng cao, Viện Nghiên cứu chè phải là đơn vị nòng cốt, chuyên xúc tiến việc khu vực hóa về giống, nhân giống và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè.

* Giải pháp về khâu chế biến và bảo quản

Công nghệ chế biến và khâu bảo quản tốt sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, từ đó tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường. Để phát triển công nghệ chế biến, một mặt Nhà nước cần phải có các giải pháp hỗ trợ tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật, kết hợp nhập khẩu các công nghệ cao, nhằm đổi mới quy trình sản xuất, thiết bị theo hướng tiên tiến hiện đại. Mặt khác, Nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, cần tăng cường hỗ trợ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản chế biến. Ưu tiên cho những công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao. Từng bước loại bỏ những dây chuyền công nghệ chế biến lỗi thời, có chất lượng sản phẩm chế biến thấp, đặc biệt là các cơ sở thủ công tự phát với công nghệ thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghệ. Vốn đầu tư cho sản xuất, chế biên, xuất khẩu hàng nông sản là rất lớn trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Do vậy, để có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, không chỉ trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm nông sản xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng phải có các giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn , đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Một mặt Nhà nước cần đẩy nhanh tiến trình cổ phẩn hóa các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, mặt khác các doanh nghiệp cần có giải pháp để các hộ tiểu điền góp vốn bằng các vườn chè, cao su hay cà phê để thu hút cổ phần đầu tư. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chế biến, thực hiện liên doanh liên kết với các công ty sản xuất và chế biến trên thế giới.

Trước hết cần nâng cấp các nhà máy chế biến hàng nông sản hiện có, trong đó những nhà máy chế biến nông sản có công nghệ, thiết bị quá lạc hậu thì cần phải rà xét lại để có hướng xử lý trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu. Đồng thời, xây dựng một số nhà máy mới gắn với vùng nguyên liệu, áp dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo sản phẩm chế biến có chất lượng cao, đảm

bảo vệ sinh công nghiệp, bao bì đẹp và hấp dẫn. Cần thực hiện nghiêm chỉnh khâu kiểm tra chất lượng hàng trước khi giao, đảm bảo hàng xuất đúng với yêu cầu đã ký kết trong hợp đồng. Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư, Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích hơn nữa đầu tư trong nước và nước ngoài vào chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Điều quan trọng là cần thành lập hệ thống kiểm dịch, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiên quyết không cho phép các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đối với chế biến gạo

Các chính sách giải pháp không chỉ tập trung đầu tư các cơ sỏ chế biến gạo trên phạm vi cả nước mà cón hướng vào việc giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng cường công tác kiểm tra giám sát đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu. Cần phải rà soát lại các cơ sỏ chế biến gạo trên phạm vi cả nước, hình thành các cơ sở chế biến gạo ở những vùng lúa trọng điểm xuất khẩu (khoảng 30-35 trung tâm chế biến gạo xuất khẩu) với những công nghệ, thiết bị tiên tiến, đồng bộ từ khâu sơ chế, bảo quản đến khâu chế biến gạo. Phấn đấu giảm mức hao hụt xuống dưới 8% từ mức khoảng 13% như hiện nay. Muốn vậy, cần phải nâng cao năng lực sấy khô, đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống sân phơi, hệ thống kho chuyên dụng tạm trữ gạo, dự trữ gạo, kinh doanh gạo, kho cảng…. đặc biệt ở những vùng trọng điểm lúa gạo xuất khẩu. Áp dụng các công nghệ bảo quản hiện đại trong tạm trữ gạo như sử dụng khí CO2 , Ni tơ, công nghệ bảo quản mát. Bên cạnh đó, cần phát triển một số mô hình kho mẫu, phương tiện cất trữ có dung tích khác nhau để bảo quản lúa gạo ở quy mô hộ gia đình, đảm bảo chống được chuột và xử lý phòng trừ côn trùng, có thể làm khô hạt ngay trong phương tiện bảo quản.

Tăng cường mạng lưới kiểm tra, giám sát chất lượng gạo xuất khẩu, từ khâu giống, chất lượng chế biến, tạm trữ đến khâu xuất kho.

Đối với chế biến cà phê

Đây là khâu bức xúc nhất trong sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Do vậy, cần ứng dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để chế biến cà phê, tạo thêm sức cạnh tranh cho cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Giải pháp về chế biến cà phê phải được tiến hành đồng bộ từ khâu thu hái sản phẩm, công nghệ chế biến đến bảo quản sản phẩm. Cần đảm bảo thu hái cà phê đúng tầm chín (đảm bảo cà phê chín từ 90% trở lên), hái đúng kỹ thuật (không thu hoạch theo phương pháp tuốt cả chùm, cả cành làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng). Phơi sấy và bỏa quản cà phê ở độ ẩm thích hợp (dưới 30 độ C). Khi chế biến cà phê, phải loại bỏ các tạp chất như đất đá, cành lá… đảm bảo tỷ lệ tạp chất dưới 0.5% (đầu và giữa vụ), 1% tận thu cuối vụ. Đối với phương pháp chế biến ướt, cần lựa chọn những công nghệ chế biến tiên tiến, sử dụng ít nước, phù hợp với vùng chuyên canh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đa dạng hơn nữa sản phẩm cà phê chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê dạng lỏng, cà phê sữa, cà phê hảo hạng, cà phê hữu cơ, …

Đối với chế biến chè

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chè của Việt Nam, cần phải đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các nhà máy hiện có với các dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ phải đảm bảo phù hợp với từng vùng nguyên liệu, năng lực của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường. Chè đen hiện đang được chế biến theo 2 phương pháp công nghệ OTD và CTC. Hiện tại chúng ta đang sản xuất chè đen OTD là chính. Vì

vậy, trong tương lai, chúng ta cần nâng dần tỷ trọng chè đen CTC vì giá trị chè đen CTC cao hơn, đồng thời phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các công nghệ chế biến chè CTC của chúng ta hiện nay đã cũ, do đó cần phải nghiên cứu sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ nghiên cứu cải cách công nghệ chế biến chè xanh của Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản đảm bảo chất lượng cao, giá sản phẩm xuất khẩu cao hơn và do đó năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao hơn.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu chủ lực việt nam sau 2 năm gia nhập wto thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 89)